Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật
Vinaya Pitaka

Đại Phẩm
Mah
āvagga

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


I. CHƯƠNG TRỌNG YẾU (MAHĀKHANDHAKAṂ) (tt)

Tụng phẩm thứ tư

[56] Sau đó, khi đã ngự tại Uruvelā theo như ý thích, đức Thế Tôn đã ra đi du hành về phía thành Rājagaha (Vương Xá) cùng với đại chúng tỳ khưu gồm có một ngàn vị tỳ khưu, hết thảy tất cả đều là đạo sĩ bện tóc trước đây. Trong khi tuần tự du hành, ngài đã ngự đến thành Rājagaha. Tại nơi đó ở thành Rājagaha, đức Thế Tôn ngự ở khu rừng Laṭṭhi, nơi điện thờ Suppatiṭṭha.

[57] Đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) đã nghe được rằng: “Chắc chắn là ngài Sa-môn Gotama, con trai dòng Sākya (Thích Ca), từ dòng dõi Sākya đã xuất gia, đã ngự đến thành Rājagaha và trú ở khu rừng Laṭṭhi, nơi điện thờ Suppatiṭṭha. Tiếng tăm tốt đẹp về ngài Gotama ấy đã được lan rộng ra như vầy: ‘Đức Thế Tôn ấy là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Tối Thượng Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’ Vị ấy sau khi tự mình chứng ngộ thắng trí đã công bố về thế gian này tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, và loài người. Vị ấy thuyết giảng Giáo Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự, giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ. Tốt thay cho việc diện kiến các vị A-la-hán như thế ấy!”

Sau đó, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha được tháp tùng bởi một trăm hai mươi ngàn[1] bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Còn một trăm hai mươi ngàn bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha ấy, một số đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, một số đã tỏ vẻ thân thiện với đức Thế Tôn sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi ngồi xuống ở một bên, một số đã chắp tay cúi chào đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên, một số đã xưng tên họ trước đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên, một số có thái độ im lặng rồi ngồi xuống ở một bên. Khi ấy, một trăm hai mươi ngàn bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha ấy đã khởi ý điều này: “Vị đại sa-môn thực hành Phạm hạnh theo Uruvelakassapa hay là Uruvelakassapa thực hành Phạm hạnh theo vị đại sa-môn?” Khi ấy, đức Thế Tôn dùng tâm biết được ý nghĩ suy tầm của một trăm hai mươi ngàn bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha ấy nên đã nói với đại đức Uruvelakassapa bằng bài kệ này:

- Sau khi đã thấy gì
dân Uruvelā
nổi danh người chuộc tội
đã từ bỏ lửa thần?
Hỡi này Kassapa
ta hỏi ngươi điều này:
“Tại sao ngươi từ bỏ
việc thờ lửa của ngươi?”
- Việc cúng tế nói về
các hình sắc, âm thanh,
rồi đến các mùi vị,
dục lạc, và đàn bà.
Nhận thức các trói buộc
“Việc ấy là ghê tởm;”
vì thế, con chẳng thích
việc hy sinh cúng tế.

Đức Thế Tôn nói rằng:

- Ở đây Kassapa,
tâm ngươi không thích thú
các sắc, tiếng, mùi vị,
như thế có điều gì
ở thế giới nhân thiên
tâm ngươi được thỏa thích
nói ta nghe điều ấy.
- Đã thấy được lối đi
thanh tịnh, không tái sanh
không tội, không trói buộc
trong dục lạc, hiện hữu,
không còn sanh cõi khác,
chẳng gì lôi kéo được;
vì thế, con chẳng thích
việc hy sinh cúng tế.

[58] Sau đó, đại đức Uruvelakassapa đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y một bên vai, quỳ xuống đê đầu ở hai bàn chân của đức Thế Tôn và nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc Đạo Sư của con, con là người đệ tử. Bạch ngài, đức Thế Tôn là bậc Đạo Sư của con, con là người đệ tử.

Khi ấy, một trăm hai mươi ngàn bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha ấy đã khởi ý điều này: “Uruvelakassapa thực hành Phạm hạnh theo vị đại sa-môn.”

Sau đó, đức Thế Tôn dùng tâm biết được ý nghĩ suy tầm của một trăm hai mươi ngàn bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha ấy nên đã thuyết Pháp theo thứ lớp đến những người ấy. Tức là ngài đã giảng giải bài thuyết về bố thí, bài thuyết về giới cấm, bài thuyết về cõi trời, sự ô nhiễm hạ liệt tai hại của các dục, sự lợi ích của việc xuất ly. Khi đức Thế Tôn biết được tâm của những người ấy đã sẵn sàng, dễ uốn nắn, không còn chướng ngại, hướng thượng, tĩnh lặng, ngài đã phô bày Pháp thuyết giảng đã được chư Phật khai mở là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Cũng giống như tấm vải sạch chưa bị vết nhơ có thể nhuộm màu một cách toàn vẹn; tương tợ như thế, ngay tại chỗ ngồi ấy Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến một trăm hai mươi ngàn bà-la-môn và gia chủ người xứ Magadha ấy có đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đứng đầu: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Mười ngàn (ekanahutaṃ) người đã tuyên bố bản thân là cư sĩ.

[59] Sau đó, khi đã thấy được Pháp, đã thành tựu được Pháp, đã hiểu được Pháp, đã thấm nhuần Pháp, hoài nghi đã không còn, sự lưỡng lự đã dứt hẳn, đã thành tựu niềm tin vào Giáo Pháp của bậc Đạo Sư, không còn cần sự trợ duyên của người khác, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, trước đây khi còn là hoàng tử trẫm đã có năm điều ước nguyện, giờ đây trẫm đã được toại nguyện các điều ấy. Bạch ngài, trước đây khi còn là hoàng tử trẫm đã khởi ý điều này: “Ước gì người ta tấn phong ta làm vua!” Bạch ngài, đó là điều ước nguyện thứ nhất của trẫm, giờ đây trẫm đã được toại nguyện điều ấy. “Ước gì bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đi vào vương quốc của ta!” Bạch ngài, đó là điều ước nguyện thứ nhì của trẫm, giờ đây trẫm đã được toại nguyện điều ấy. “Ước gì ta được tỏ lòng tôn kính đến đức Thế Tôn ấy!” Bạch ngài, đó là điều ước nguyện thứ ba của trẫm, giờ đây trẫm đã được toại nguyện điều ấy. “Ước gì đức Thế Tôn ấy thuyết giảng Giáo Pháp cho ta!” Bạch ngài, đó là điều ước nguyện thứ tư của trẫm, giờ đây trẫm đã được toại nguyện điều ấy. “Ước gì ta có thể hiểu được Giáo Pháp của đức Thế Tôn ấy!” Bạch ngài, đó là điều ước nguyện thứ năm của trẫm, giờ đây trẫm đã được toại nguyện điều ấy. Bạch ngài, trước đây khi còn là hoàng tử, trẫm đã có năm điều ước nguyện này; giờ đây trẫm đã được toại nguyện các điều ấy. Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, thật là tuyệt vời! Bạch ngài, giống như người có thể lật ngửa vật đã được úp lại, mở ra vật đã bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc lối, đem lại cây đèn dầu nơi bóng tối (nghĩ rằng): “Những người có mắt sẽ nhìn thấy được các hình dáng;” tương tợ như thế, Pháp đã được đức Thế Tôn chỉ rõ bằng nhiều phương tiện. Bạch ngài, trẫm đây xin quy y đức Thế Tôn, Giáo Pháp, và Hội chúng tỳ khưu. Xin đức Thế Tôn chấp nhận trẫm là nam cư sĩ đã được quy y kể từ hôm nay cho đến trọn đời. Bạch ngài, xin đức Thế Tôn nhận lời trẫm về bữa thọ trai vào ngày mai cùng với hội chúng tỳ khưu.

Đức Thế Tôn đã nhận lời bằng thái độ im lặng. Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha hiểu được sự nhận lời của đức Thế Tôn nên đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.

[60] Sau đó, khi trải qua đêm ấy đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã cho người chuẩn bị thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm rồi sai người thông báo thời giờ đến đức Thế Tôn:

- Bạch ngài, đã đến giờ, thức ăn đã chuẩn bị xong.

Khi ấy vào buổi sáng, đức Thế Tôn đã mặc y, cầm y bát, đi vào thành Rājagaha cùng với đại chúng tỳ khưu gồm có một ngàn vị tỳ khưu, hết thảy tất cả đều là đạo sĩ bện tóc trước đây

 [61] Vào lúc bấy giờ, chúa của chư thiên Sakka đã biến thành hình dáng của người thanh niên đi phía trước hội chúng tỳ khưu có đức Phật đứng đầu ngâm nga những lời kệ này:

Vị đã tự điều phục
đã hoàn toàn giải thoát
cùng những vị trước đây
là đạo sĩ bện tóc
giờ đã được điều phục,
được hoàn toàn giải thoát.
Với sắc màu vàng khối,
đức Thế Tôn đi vào
thành Rājagaha.

Vị đã được tự do
đã hoàn toàn giải thoát
cùng những vị trước đây
là đạo sĩ bện tóc
giờ đã được tự do,
được hoàn toàn giải thoát.
Với sắc màu vàng khối,
đức Thế Tôn đi vào
thành Rājagaha.

Vị đã tự vượt qua
đã hoàn toàn giải thoát
cùng những vị trước đây
là đạo sĩ bện tóc
giờ đã được vượt qua,
được hoàn toàn giải thoát.
Với sắc màu vàng khối,
đức Thế Tôn đi vào
thành Rājagaha.

Vị đã được thanh tịnh
đã hoàn toàn giải thoát
cùng những vị trước đây
là đạo sĩ bện tóc
giờ đã được thanh tịnh,
được hoàn toàn giải thoát.
Với sắc màu vàng khối,
đức Thế Tôn đi vào
thành Rājagaha.

Đấng Thập Trú,
[2] Thập Lực,
vị thông hiểu mười pháp,
[3]
và thành đạt mười điều.
[4]
một ngàn vị tháp tùng
Thế Tôn ấy đi vào
thành Rājagaha.

[62] Dân chúng khi nhìn thấy chúa của chư Thiên Sakka đã nói như vầy:

- Chàng thanh niên trẻ này thật đẹp trai! Chàng thanh niên trẻ này thật duyên dáng! Chàng thanh niên trẻ này thật dễ mến! Chàng thanh niên trẻ này là (thị giả) của ai vậy?

Khi được nói như thế, chúa của chư thiên Sakka đã nói với đám người ấy bằng bài kệ này:

Vị nào bậc trí tuệ
đã điều phục vẹn toàn,
thanh tịnh, chẳng ai bằng,
là vị A-la-hán,
đấng Thiện Thệ ở đời,
ta thị giả vị ấy.

[63] Sau đó, đức Thế Tôn đã đi đến tư dinh của đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn cùng với hội chúng tỳ khưu. Khi ấy, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã tự tay làm hài lòng và thỏa mãn hội chúng tỳ khưu có đức Phật đứng đầu với thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm. Đến khi đức Thế Tôn đã thọ thực xong bàn tay đã rời khỏi bình bát, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã khởi ý điều này: “Đức Thế Tôn nên ngụ ở nơi nào đây? Đối với ngài, chỗ ấy không nên xa làng mạc lắm, cũng không quá gần, thuận tiện cho việc tới lui, dân chúng có thể đi đến khi nào có ước muốn, ban ngày không đông đảo, ban đêm ít tiếng động, không nhiều gió, tách biệt với dân chúng, thích hợp cho việc thiền tịnh.” Rồi đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã khởi ý điều này: “Khu vườn Veḷuvana (Trúc Lâm) này của chúng ta là không xa làng mạc lắm, cũng không quá gần, thuận tiện cho việc tới lui, dân chúng có thể đi đến khi nào có ước muốn, ban ngày không đông đảo, ban đêm ít tiếng động, không nhiều gió, tách biệt với dân chúng, thích hợp cho việc thiền tịnh, hay là ta nên dâng khu vườn Veḷuvana đến hội chúng tỳ khưu có đức Phật đứng đầu?”

Sau đó, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha đã cầm lấy bình nước làm bằng vàng rưới nước lên tay đức Thế Tôn (nói rằng):

- Bạch ngài, trẫm dâng khu vườn Veḷuvana này đến hội chúng tỳ khưu có đức Phật đứng đầu. Xin đức Thế Tôn thọ lãnh khu vườn.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha bằng bài Pháp thoại rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép khu vườn (ārāma).

[64] Vào lúc bấy giờ, vị du sĩ Sañjaya cư trú tại thành Rājagaha cùng với tập thể du sĩ đông đảo gồm có hai trăm năm chục vị du sĩ. Vào lúc bấy giờ, Sārīputta và Moggallāna thực hành Phạm hạnh theo du sĩ Sañjaya. Họ đã giao ước với nhau rằng: “Người nào chứng đạt sự bất tử trước phải thông báo cho vị kia hay.”

Khi ấy vào buổi sáng, đại đức Assaji đã mặc y cầm y bát đi vào thành Rājagaha để khất thực. Vị ấy có phong cách chững chạc, mắt nhìn xuống, với vẻ chăm chú khi đi tới bước lui, lúc nhìn ngắm, khi cử động co duỗi. Du sĩ Sārīputta đã nhìn thấy đại đức Assaji có phong cách chững chạc, mắt nhìn xuống, với vẻ chăm chú khi đi tới bước lui, lúc nhìn ngắm, khi cử động co duỗi đang đi khất thực trong thành Rājagaha, sau khi nhìn thấy đã khởi ý điều này: “Đây chính là vị tỳ khưu trong số các vị thật sự là A-la-hán trên thế gian hoặc là đã đạt được con đường đưa đến quả vị A-la-hán. Hay là ta nên đến gần vị tỳ khưu này và hỏi rằng: ‘Thưa đại đức, đại đức đã được xuất gia có liên quan đến vị nào?’ hoặc là ‘Ai là thầy của đại đức?’ hoặc là ‘Đại đức giảng giải pháp của vị nào?’” Khi ấy, du sĩ Sārīputta đã khởi ý điều này: “Không phải lúc để hỏi vị tỳ khưu này, vị ấy đã đi vào xóm nhà và đang đi khất thực, hay là ta nên đi sát theo sau vị tỳ khưu này là vị có đạo lộ đang được tầm cầu bởi những kẻ mong mỏi sự lợi ích?

Sau đó, khi đã đi khất thực ở trong thành Rājagaha xong đại đức Assaji đã cầm lấy đồ ăn khất thực đi trở về. Khi ấy, du sĩ Sārīputta đã đi đến gần đại đức Assaji, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với đại đức Assaji, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã đứng ở một bên. Khi đã đứng ở một bên, du sĩ Sārīputta đã nói với đại đức Assaji điều này:

- Thưa đại đức, các giác quan của ngài thật thanh tịnh, màu sắc cơ thể thật trong sáng và thuần khiết. Thưa đại đức, đại đức đã được xuất gia có liên quan đến vị nào? Ai là thầy của đại đức? Đại đức giảng giải pháp của vị nào?

- Này đạo hữu, có vị đại sa-môn con trai dòng Sākya, từ dòng họ Sākya đã xuất gia. Ta đã được xuất gia có liên quan đến đức Thế Tôn ấy. Đức Thế Tôn ấy là đạo sư của ta và ta giảng giải Pháp của đức Thế Tôn ấy.

- Vị đạo sư của đại đức thuyết về điều gì? Giảng về điều gì?

- Này đạo hữu, ta là vị mới tu, được xuất gia chưa bao lâu, vừa mới đến với Pháp và Luật này, ta không thể thuyết giảng Giáo Pháp một cách chi tiết; tuy nhiên ta sẽ nói cho đạo hữu ý nghĩa một cách tóm tắt.

Khi ấy, du sĩ Sārīputta đã nói với đại đức Assaji điều này:

- Thưa đại đức, hãy là vậy đi.

Xin nói ít hoặc nhiều,
giảng ý nghĩa cho tôi.
Tôi chỉ cần ý nghĩa
nói nhiều từ làm chi?

[65] Khi ấy, đại đức Assaji đã nói với du sĩ Sārīputta lời dạy này thuộc về Giáo Pháp:

Pháp sanh lên do nhân
Như Lai giảng nhân ấy,
nhân diệt thời Pháp diệt
đại sa-môn nói vậy.

[66] Sau đó, khi đã nghe được lời dạy này thuộc về Giáo Pháp thì Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến du sĩ Sārīputta: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Chính đây là Giáo Pháp
nếu chỉ bấy nhiêu thôi
ngài cũng đã chỉ ra
con đường không sầu muộn
đã không được nhìn thấy,
đã không được nói ra
bởi muôn ngàn kiếp sống
(số lượng) nhiều vô số.

[67] Sau đó, du sĩ Sārīputta đã đi đến gặp du sĩ Moggallāna. Du sĩ Moggallāna đã nhìn thấy du sĩ Sārīputta từ đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã nói với du sĩ Sārīputta điều này:

- Này bạn, các giác quan của bạn thật thanh tịnh, màu sắc cơ thể thật trong sáng và thuần khiết. Này bạn, chắn hẳn là bạn đã chứng đạt sự bất tử?

- Này bạn, đúng vậy. Tôi đã chứng đạt sự bất tử.

- Này bạn, bạn đã chứng đạt sự bất tử bằng cách như thế nào?

- Này bạn, ở đây tôi đã nhìn thấy vị tỳ khưu Assaji có phong cách chững chạc, mắt nhìn xuống, với vẻ chăm chú khi đi tới bước lui, lúc nhìn ngắm, khi cử động co duỗi đang đi khất thực trong thành Rājagaha, sau khi nhìn thấy đã khởi ý điều này: “Đây chính là vị tỳ khưu trong số các vị thật sự là A-la-hán trên thế gian hoặc là đã đạt được con đường đưa đến quả vị A-la-hán. Hay là ta nên đến gần vị tỳ khưu này và hỏi rằng: ‘Thưa đại đức, đại đức đã được xuất gia có liên quan đến vị nào?’ hoặc là ‘Ai là thầy của đại đức?’ hoặc là ‘Đại đức giảng giải pháp của vị nào?’” Này bạn, khi ấy tôi đây đã khởi ý điều này: Không phải lúc để hỏi vị tỳ khưu này, vị ấy đã đi vào xóm nhà và đang đi khất thực, hay là ta nên đi sát theo sau vị tỳ khưu này là vị có đạo lộ đang được tầm cầu bởi những kẻ mong mỏi sự lợi ích?” Này bạn, sau khi đi khất thực ở trong thành Rājagaha xong, vị tỳ khưu Assaji đã cầm lấy đồ ăn khất thực đi trở về. Này bạn, khi ấy tôi đã đi đến gần vị tỳ khưu Assaji, sau khi đến đã tỏ vẻ thân thiện với vị tỳ khưu Assaji, sau khi trao đổi lời xã giao thân thiện rồi đã đứng ở một bên. Này bạn, khi đã đứng một bên tôi đã nói với vị tỳ khưu Assaji điều này: “Thưa đại đức, các giác quan của ngài thật thanh tịnh, màu sắc cơ thể thật trong sáng và thuần khiết. Thưa đại đức, đại đức đã được xuất gia có liên quan đến vị nào? Ai là thầy của đại đức? Đại đức giảng giải pháp của vị nào?” “Này đạo hữu, có vị đại sa-môn con trai dòng Sākya, từ dòng họ Sākya đã xuất gia. Ta đã được xuất gia có liên quan đến đức Thế Tôn ấy. Đức Thế Tôn ấy là đạo sư của ta và ta giảng giải Pháp của đức Thế Tôn ấy.” “Vị đạo sư của đại đức thuyết về điều gì? Giảng về điều gì?” “Này đạo hữu, ta là vị mới tu, được xuất gia chưa bao lâu, vừa mới đến với Pháp và Luật này, ta không thể thuyết giảng Giáo Pháp một cách chi tiết; tuy nhiên ta sẽ nói cho đạo hữu ý nghĩa một cách tóm tắt.” Này bạn, khi ấy tôi đã nói với đại đức Assaji điều này: “Thưa đại đức, hãy là vậy đi.

Xin nói ít hoặc nhiều,
giảng ý nghĩa cho tôi.
Tôi chỉ cần ý nghĩa
nói nhiều từ làm chi?

[68] Này bạn, khi ấy vị tỳ khưu Assaji đã nói với tôi lời dạy này thuộc về Giáo Pháp:

Pháp sanh lên do nhân
Như Lai giảng nhân ấy,
nhân diệt thời Pháp diệt
đại sa-môn nói vậy.

[69] Sau đó, khi đã nghe được lời dạy này thuộc về Giáo Pháp thì Pháp nhãn không nhiễm bụi trần, không vết nhơ đã sanh khởi đến du sĩ Moggallāna: “Điều gì có bản tánh được sanh lên, toàn bộ điều ấy đều có bản tánh hoại diệt.”

Chính đây là Giáo Pháp
nếu chỉ bấy nhiêu thôi
bạn cũng đã chỉ ra
con đường không sầu muộn
đã không được nhìn thấy,
đã không được nói ra
bởi muôn ngàn kiếp sống
(số lượng) nhiều vô số.

[70] Sau đó, du sĩ Moggallāna đã nói với du sĩ Sārīputta điều này:

- Này bạn, chúng ta hãy đi đến với đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn ấy là bậc Đạo Sư của chúng ta.

- Này bạn, hai trăm năm mươi du sĩ này sống ở đây đang nương tựa vào chúng ta và biết rõ chúng ta, chúng ta hãy thông báo đến các vị ấy và các vị ấy sẽ làm theo như điều các vị suy nghĩ.

Sau đó, Sārīputta và Moggallāna đã đi đến gặp các vị du sĩ ấy, sau khi đến đã nói với các vị du sĩ ấy điều này:

- Này các đạo hữu, chúng tôi đi đến với đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn ấy là bậc Đạo Sư của chúng tôi.

- Này các đại đức, chúng tôi sống ở đây nương tựa vào các đại đức và biết rõ các đại đức, nếu các đại đức sẽ thực hành Phạm hạnh theo vị đại sa-môn hết thảy tất cả chúng tôi sẽ thực hành Phạm hạnh theo vị đại sa-môn.

Sau đó, Sārīputta và Moggallāna đã đi đến gặp du sĩ Sañjaya, sau khi đến đã nói với du sĩ Sañjaya điều này:

- Này đại đức, chúng tôi đi đến với đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn ấy là bậc Đạo Sư của chúng tôi.

- Này các đại đức, thôi đủ rồi. Chớ có đi. Chính tất cả ba chúng ta sẽ quản trị nhóm người này.

Đến lần thứ nhì, ...(như trên)...

Đến lần thứ ba, Sārīputta và Moggallāna đã nói với du sĩ Sañjaya điều này:

- Này đại đức, chúng tôi đi đến với đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn ấy là bậc Đạo Sư của chúng tôi.

- Này các đại đức, thôi đủ rồi. Chớ có đi. Chính tất cả ba chúng ta sẽ quản trị nhóm người này.

Sau đó, Sārīputta và Moggallāna đã đưa hai trăm năm mươi du sĩ ấy đi đến Veḷuvana. Về phần du sĩ Sañjaya, ngay tại chỗ ấy máu nóng đã ứa ra từ miệng.

[71] Khi ấy, đức Thế Tôn đã nhìn thấy Sārīputta và Moggallāna từ đàng xa đang đi lại, sau khi nhìn thấy đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, hai người bạn là Kolita và Upatissa này đang đi đến. Hai người này sẽ trở thành một cặp đệ tử của ta và là một cặp (đệ tử) xuất sắc, đứng đầu.

Họ đã được giải thoát,
đã cạn nguồn tái sanh,
là những vị hàng đầu
về trí tuệ thâm sâu,
dẫu chưa vào Trúc Lâm
bậc Đạo Sư đã nói:
“Đây hai người bạn hữu
(tên là) Kolita
và Upatissa,
đang đi đến (nơi đây),
đệ tử ta cặp này
sẽ trở thành một cặp
xuất sắc, đứng hàng đầu.

[72] Sau đó, Sārīputta và Moggallāna đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã quỳ xuống đê đầu đảnh lễ ở hai bàn chân của đức Thế Tôn và đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, chúng con có thể xuất gia trong sự hiện diện của đức Thế Tôn không? Chúng con có thể tu lên bậc trên không?

Đức Thế Tôn đã nói rằng:

- Này các tỳ khưu, hãy đến. Pháp đã được khéo thuyết giảng, hãy thực hành Phạm hạnh một cách đúng đắn để chấm dứt khổ đau.

Chính điều ấy đã là sự tu lên bậc trên của các đại đức ấy.

[73] Vào lúc bấy giờ, những người con trai gia đình danh giá ở xứ Magadha là những người có nhiều tiếng tăm thực hành Phạm hạnh theo đức Thế Tôn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Sa-môn Gotama đã tạo ra khuynh hướng không con cái, Sa-môn Gotama đã gây nên cảnh vợ không chồng, Sa-môn Gotama đã gây nên sự đổ vỡ của các gia đình. Hiện nay, một ngàn vị đạo sĩ bện tóc đã xuất gia theo ông ta, hai trăm năm mươi du sĩ này của Sañjaya đã xuất gia (theo ông ta), và những người con trai gia đình danh giá này ở xứ Magadha là những người có nhiều tiếng tăm thực hành Phạm hạnh theo Sa-môn Gotama.

Hơn nữa, khi gặp các vị tỳ khưu họ đã quở trách bằng bài kệ này:

Đại Sa-môn đã đến
thành Giribbaja
thuộc xứ Magadha,
sau khi đã dẫn đi
toàn bộ Sañjaya,
giờ sẽ dẫn ai đây?

[74] Các tỳ khưu đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế tôn.

- Này các tỳ khưu, tiếng đồn đãi ấy sẽ không tồn tại lâu, chỉ tồn tại được bảy ngày, khi trải qua bảy ngày thì sẽ biến mất. Này các tỳ khưu, chính vì việc ấy những người nào quở trách các ngươi bằng bài kệ này:

Đại Sa-môn đã đến
thành Giribbaja
thuộc xứ Magadha,
sau khi đã dẫn đi
toàn bộ Sañjaya,
giờ sẽ dẫn ai đây?

[75] Các ngươi hãy quở trách lại họ bằng bài kệ này:

Thật sự các Như Lai
là những bậc Đại Hùng
dẫn đi bằng Chánh Pháp,
trong khi được dẫn đi
bằng Pháp của bậc trí,
ganh tỵ với ai đây?

Vào lúc bấy giờ, dân chúng khi gặp các vị tỳ khưu đã quở trách bằng bài kệ này:

Đại Sa-môn đã đến
thành Giribbaja
thuộc xứ Magadha,
sau khi đã dẫn đi
toàn bộ Sañjaya,
giờ sẽ dẫn ai đây?

Các vị tỳ khưu đã quở trách lại những người ấy bằng bài kệ này:

Thật sự các Như Lai
là những bậc Đại Hùng
dẫn đi bằng Chánh Pháp,
trong khi được dẫn đi
bằng Pháp của bậc trí,
ganh tỵ với ai đây?

[76] Dân chúng đã nói như vầy:

- Nghe nói các sa-môn Thích tử dẫn dắt bằng Chánh Pháp không phải bằng Phi Pháp.

Tiếng đồn ấy đã tồn tại chỉ có bảy ngày và đã biến mất sau khi trải qua bảy ngày.

Dứt sự xuất gia của Sārīputta và Moggallāna.

Dứt tụng phẩm thứ tư.

[77] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu không có thầy tế độ, trong khi không được giáo huấn và không được chỉ dạy nên mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách rồi đi khất thực. Khi dân chúng đang ăn, các vị đưa bình bát đã mở ra (uttiṭṭhapattaṃ) ở phía trên thức ăn loại mềm (của dân chúng), các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại cứng, các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn có hương vị, các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức uống, các vị tự mình yêu cầu xúp và cơm rồi thọ thực, và các vị sống (thường xuyên) gây nên sự náo nhiệt, sự ồn ào ở trong nhà ăn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách rồi đi khất thực, và khi dân chúng đang ăn các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại mềm (của dân chúng), các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại cứng, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn có hương vị, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức uống, các vị tự mình yêu cầu xúp và cơm rồi thọ thực, các vị sống (thường xuyên) gây nên sự náo nhiệt, sự ồn ào ở trong nhà ăn giống như các bà-la-môn trong bữa ăn của các bà-la-môn vậy?

[78] Các tỳ khưu đã nghe được dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêm tốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các vị tỳ khưu lại mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách rồi đi khất thực, và khi dân chúng đang ăn, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại mềm (của dân chúng), các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại cứng, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn có hương vị, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức uống, các vị tự mình yêu cầu xúp và cơm rồi thọ thực, các vị sống (thường xuyên) gây nên sự náo nhiệt, sự ồn ào ở trong nhà ăn vậy?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

[79] Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách rồi đi khất thực, và khi dân chúng đang ăn, các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại mềm (của dân chúng), các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại cứng, các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn có hương vị, các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức uống, các vị tự mình yêu cầu xúp và cơm rồi thọ thực, các vị sống (thường xuyên) gây nên sự náo nhiệt, sự ồn ào ở trong nhà ăn, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, thật không đúng đắn cho những kẻ rồ dại ấy, thật không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy lại mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách rồi đi khất thực, và khi dân chúng đang ăn, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại mềm (của dân chúng), các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại cứng, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn có hương vị, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức uống, các vị tự mình yêu cầu xúp và cơm rồi thọ thực, các vị sống (thường xuyên) gây nên sự náo nhiệt, sự ồn ào ở trong nhà ăn? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Này các tỳ khưu, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

[80] Sau đó, đức Thế Tôn đã khiển trách các vị tỳ khưu ấy bằng nhiều phương thức. Ngài đã chê trách về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, sự khó khăn trong việc ăn uống, sự tầm cầu quá nhiều, sự không biết đủ, sự kết phe nhóm, sự biếng nhác; và bằng nhiều phương thức ngài đã ngợi khen về sự dễ dàng trong việc cấp dưỡng, sự dễ dàng trong việc ăn uống, sự ít tầm cầu, sự biết đủ, sự từ khước, sự tiết chế, sự thân thiện, sự không gom góp, sự ra sức nỗ lực. Ngài đã thuyết Pháp thoại thích đáng và phù hợp cho các tỳ khưu rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép vị thầy tế độ. Này các tỳ khưu, vị thầy tế độ sẽ gợi lên ở người đệ tử[5] tâm của người con và người đệ tử sẽ gợi lên ở vị thầy tế độ tâm của người cha. Như thế, trong khi sống cùng nhau có sự kính trọng, có sự vâng lời, có sự tiếp xúc với nhau, họ sẽ đạt đến sự lớn mạnh, sự tăng trưởng, sự phát triển trong Pháp và Luật này. Và này các tỳ khưu, vị thầy tế độ nên được xác định như vầy:

(Người đệ tử) nên đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch ngài, xin ngài hãy là thầy tế độ của con. Bạch ngài, xin ngài hãy là thầy tế độ của con. Bạch ngài, xin ngài hãy là thầy tế độ của con.”

(Vị thầy tế độ nên nói rằng): “Tốt rồi!” hay là “Được nhẹ nhàng rồi!” hay là “Đúng rồi!” hay là “Được phù hợp rồi!” hay là “Hãy tiếp tục với sự hoan hỷ!”

(Nếu) vị (thầy tế độ) bày tỏ bằng thân, bày tỏ bằng lời nói, bày tỏ bằng thân và lời nói, thì vị thầy tế độ đã được xác định. (Nếu) vị ấy không bày tỏ bằng thân, không bày tỏ bằng lời nói, không bày tỏ bằng thân và lời nói, vị thầy tế độ đã không được xác định.

[81] Này các tỳ khưu, người đệ tử nên thực hành phận sự đúng đắn đối với vị thầy tế độ. Đây là phận sự đúng đắn trong trường hợp này:

Nên thức dậy vào lúc sáng sớm, cởi dép ra, đắp thượng y một bên vai, rồi nên dâng lên gỗ chà răng, nên dâng nước súc miệng, và nên sắp xếp chỗ ngồi. Nếu có cháo, nên rửa sạch tô rồi dâng cháo. Khi thầy đã uống cháo xong, nên dâng nước, nên nhận lại tô để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, rồi đem cất. Khi thầy tế độ đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nếu khu vực ấy có rác thì nên quét khu vực ấy.

Nếu thầy tế độ có ý định đi vào làng, nên trao y lót trong, và nhận lại y lót trong (khác từ vị thầy), nên trao dây thắt lưng, nên gấp y hai lớp gọn gàng rồi dâng lên. Nên trao bình bát còn đẫm nước (patto saudako) sau khi đã rửa sạch. Nếu thầy tế độ muốn có thị giả đi theo, vị ấy nên mặc y nội tròn đều với sự che phủ ba vòng tròn, buộc dây thắt lưng, sửa sang cho tề chỉnh rồi đắp y hai lớp lên, thắt lại dây buộc, rửa ráy, cầm lấy bình bát, rồi nên đi theo làm thị giả cho thầy tế độ. Không nên đi quá xa, không nên đi quá gần. Nên nhận lấy bình bát (của vị thầy) và vật được chứa đựng (trong đó). Khi thầy tế độ đang nói, không nên cắt ngang lời nói nửa chừng. Khi thầy tế độ có khả năng phạm tội lúc đang nói thì nên nhắc nhở.

Khi quay trở về, nên đi về trước tiên. Nên sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên đi ra rước y và bình bát. Nên trao y lót trong (trước đây) và nhận lại y lót trong (mặc lúc đi). Nếu y bị thấm mồ hôi, nên phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Và không nên phơi y ở chỗ nắng quá lâu. Nên gấp y lại. Khi gấp y nên lùi phần góc vào bốn ngón tay rồi gấp y lại (nghĩ rằng): “Không nên để nếp gấp ở phần chính giữa.”[6] Nên đặt dây thắt lưng ở phía trong rồi gấp lại.

Nếu có đồ ăn khất thực và thầy tế độ có ý muốn thọ dụng thì nên dâng nước (rửa) và đem đồ ăn khất thực để gần bên. Nên dâng lên thầy tế độ nước uống. Khi thầy ăn xong nên dâng nước (rửa). Nên nhận lại bình bát rồi đem để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, nên làm ráo nước, rồi đem phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Không nên phơi bình bát ở chỗ nắng quá lâu. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Và không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra. Khi thầy tế độ đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nên dọn dẹp nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nếu khu vực ấy có rác thì nên quét khu vực ấy.

Nếu thầy tế độ có ý muốn tắm, nên chuẩn bị việc tắm. Nếu (thầy tế độ) thích nước lạnh, nên chuẩn bị nước lạnh; nếu thích nước nóng, nên chuẩn bị nước nóng. Nếu thầy tế độ có ý muốn đi vào nhà tắm hơi, nên trộn bột tắm, nên tẩm ướt đất sét. Nên lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi rồi đi đến từ phía sau lưng, nên trao ghế ngồi của nhà tắm hơi cho thầy tế độ, nên nhận lấy y và để ở một bên. Nên trao bột tắm, nên trao đất sét. Nếu có nỗ lực, nên đi vào nhà tắm hơi. Khi đi vào nhà tắm hơi, nên thoa đất sét lên mặt, nên đắp lên cả phía trước lẫn phía sau rồi đi vào nhà tắm hơi. Không nên chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi ngồi xuống. Không nên xua đuổi các tỳ khưu mới tu khỏi chỗ ngồi. Ở trong nhà tắm hơi nên kỳ cọ cho thầy tế độ. Khi rời khỏi nhà tắm hơi, nên cầm lấy cái ghế ngồi của nhà tắm hơi, nên che kín cả phía trước lẫn phía sau rồi rời khỏi nhà tắm hơi. Nên kỳ cọ cho thầy tế độ lúc ở trong nước. Khi tắm xong nên đi ra trước, nên lau khô nước ở thân thể của mình. Sau khi quấn y, nên lau khô nước ở thân thể của thầy tế độ. Nên trao y lót trong. Nên trao y hai lớp. Nên cầm lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi, đi về trước, và sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên dâng nước uống đến thầy tế độ. Nếu có ý muốn thỉnh (thầy) đọc tụng, nên thỉnh (thầy) đọc tụng. Nếu có ý muốn vấn đạo, nên thỉnh (thầy) vấn đạo.

Ở trú xá nào thầy tế độ cư ngụ, nếu trú xá ấy có rác rến, nên làm sạch sẽ nếu có nỗ lực. Khi làm sạch sẽ, trước tiên nên đem y bát ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tọa cụ và ngọa cụ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem nệm gối ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái giường rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái ghế rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên đem khung giường ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem ống nhổ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tấm ván gối đầu ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên xem xét tấm trải nền được xếp đặt như thế nào rồi đem ra ngoài và để xuống ở một góc. Nếu có mạng nhện ở trú xá, khi phát hiện trước tiên nên dời (chúng) khỏi lỗ hổng, nên lau chùi các cửa sổ và các hốc kẹt. Nếu tường được sơn màu đỏ và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền được sơn màu đen và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền không được thực hiện, nên rải nước rồi quét (nghĩ rằng): “Không nên để trú xá bị tràn ngập bụi bặm.” Sau khi gom rác lại rồi nên đem đổ bỏ ở một góc.

Sau khi phơi nắng tấm trải nền, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng khung giường, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng giường, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ghế, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng nệm gối, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng tọa cụ và ngọa cụ, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ống nhổ, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng tấm ván gối đầu, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra.

Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng đông, các cửa sổ hướng đông nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng tây, các cửa sổ hướng tây nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng bắc, các cửa sổ hướng bắc nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng nam, các cửa sổ hướng nam nên được khép lại. Nếu thời tiết lạnh, các cửa sổ nên mở ra vào ban ngày và khép lại vào ban đêm. Nếu thời tiết nóng, các cửa sổ nên khép lại vào ban ngày và mở ra vào ban đêm.

Nếu phòng có rác rến, nên quét phòng. Nếu cổng có rác rến, nên quét cổng. Nếu phòng hội họp có rác rến, nên quét phòng hội họp. Nếu nhà để đốt lửa có rác rến, nên quét nhà để đốt lửa. Nếu nhà vệ sinh có rác rến, nên quét nhà vệ sinh. Nếu nước uống không có, nên đem nước uống lại. Nếu nước rửa không có, nên đem nước rửa lại. Nếu hũ nước súc miệng không có nước, nên đổ nước vào hũ nước súc miệng.

Nếu sự không hoan hỷ sanh khởi ở thầy tế độ, người đệ tử nên làm cho dịu đi hoặc nhờ vị khác làm cho dịu đi, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị thầy. Nếu mối nghi ngờ sanh khởi ở thầy tế độ, người đệ tử nên làm cho tan biến hoặc nhờ vị khác làm cho tan biến, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị thầy. Nếu tà kiến sanh khởi ở thầy tế độ, người đệ tử nên phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị thầy. Nếu thầy tế độ bị phạm tội nặng xứng đáng hành phạt parivāsa, người đệ tử nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt parivāsa cho thầy tế độ?” Nếu thầy tế độ xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu, người đệ tử nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể cho thầy tế độ (thực hành) trở lại từ đầu?” Nếu thầy tế độ xứng đáng hành phạt mānatta, người đệ tử nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt mānatta cho thầy tế độ?” Nếu thầy tế độ xứng đáng sự giải tội, người đệ tử nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể giải tội cho thầy tế độ?” Nếu hội chúng có ý định thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với thầy tế độ, người đệ tử nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể không thực thi hành sự đối với thầy tế độ, hoặc đổi thành nhẹ hơn?” Khi hội chúng đã thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với thầy tế độ, người đệ tử nên nỗ lực: “Làm thế nào để thầy tế độ có thể làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, và hội chúng có thể thâu hồi hành sự này?”

Nếu y của thầy tế độ cần phải giặt, người đệ tử nên giặt hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của thầy tế độ được giặt?” Nếu y của thầy tế độ cần phải may, người đệ tử nên may hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của thầy tế độ được may?” Nếu thuốc nhuộm của thầy tế độ cần phải nấu, người đệ tử nên nấu hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để thuốc nhuộm của thầy tế độ được nấu?” Nếu y của thầy tế độ cần phải nhuộm, người đệ tử nên nhuộm hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của thầy tế độ được nhuộm?” Trong khi nhuộm y, nên nhuộm bằng cách đảo tới đảo lui cho khéo léo. Không nên bỏ đi khi nước nhỏ giọt chưa ngừng.

Không có phép của thầy tế độ, không nên cho bình bát đến người khác. Không nên thọ lãnh bình bát của người khác. Không nên cho y đến người khác. Không nên thọ lãnh y của người khác. Không nên cho vật dụng đến người khác. Không nên thọ lãnh vật dụng của người khác. Không nên cạo tóc cho người khác. Không nên bảo người khác cạo tóc. Không nên kỳ cọ người khác. Không nên bảo người khác kỳ cọ. Không nên hầu hạ người khác. Không nên bảo người khác hầu hạ. Không nên làm thị giả người khác. Không nên nhận người khác làm thị giả. Không nên mang đồ ăn khất thực lại dùm người khác. Không nên nhờ người khác mang dùm đồ ăn khất thực lại. Chưa xin phép thầy tế độ không nên đi vào làng, không nên đi đến mộ địa, không nên bỏ đi hướng khác. Nếu thầy tế độ bị bệnh, nên phục vụ cho đến trọn đời hoặc chờ đến khi vị thầy khỏe lại.

Dứt phận sự đối với thầy tế độ.

[82] Này các tỳ khưu, vị thầy tế độ nên thực hành phận sự đúng đắn đối với người đệ tử. Đây là phận sự đúng đắn trong trường hợp này:

Này các tỳ khưu, thầy tế độ nên quan tâm đến người đệ tử, nên giúp đỡ bằng sự đọc tụng, bằng sự vấn hỏi, bằng sự giáo huấn, bằng sự chỉ dạy. Nếu thầy tế độ có bình bát và người đệ tử không có bình bát, thầy tế độ nên cho bình bát đến người đệ tử, hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để bình bát có thể phát sanh đến đệ tử?” Nếu thầy tế độ có y và người đệ tử không có y, thầy tế độ nên cho y đến người đệ tử, hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y có thể phát sanh đến đệ tử?” Nếu thầy tế độ có vật dụng và người đệ tử không có vật dụng, thầy tế độ nên cho vật dụng đến người đệ tử, hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để vật dụng có thể phát sanh đến đệ tử?”

Nếu người đệ tử bị bệnh, (vị thầy tế độ) nên thức dậy vào lúc sáng sớm. Nên trao gỗ chà răng. Nên trao nước súc miệng. Nên sắp xếp chỗ ngồi. Nếu có cháo, nên rửa sạch tô rồi đem cháo lại. Khi người đệ tử đã uống cháo xong, nên trao nước (rửa), nên nhận lại tô, để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, rồi đem cất. Khi người đệ tử đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nếu khu vực ấy có rác rến thì nên quét khu vực ấy.

Nếu người đệ tử có ý muốn đi vào làng, nên trao y lót trong, và nhận lại y lót trong (khác từ vị ấy), nên trao dây thắt lưng, nên gấp y hai lớp gọn gàng rồi trao cho. Nên trao bình bát còn đẫm nước sau khi đã rửa sạch. (Nghĩ rằng): “Đến lúc vị ấy sắp trở về,” nên sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên đi ra rước y và bình bát. Nên trao y lót trong (trước đây) và nhận lại y lót trong (mặc lúc đi). Nếu y bị thấm mồ hôi, nên phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Và không nên phơi y ở chỗ nắng quá lâu. Nên gấp y lại. Khi gấp y nên lùi phần góc vào bốn ngón tay rồi gấp y lại (nghĩ rằng): “Không nên để nếp gấp ở phần chính giữa.” Nên đặt dây thắt lưng ở phía trong rồi gấp lại.

Nếu có đồ ăn khất thực và người đệ tử có ý muốn ăn thì nên trao nước (rửa) và nên đem đồ ăn khất thực để gần bên. Nên đưa cho đệ tử nước uống. Khi người đệ tử ăn xong nên trao nước (rửa). Nên nhận lại bình bát, để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, nên làm ráo nước rồi đem phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Không nên phơi bình bát ở chỗ nắng quá lâu. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Và không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra. Khi người đệ tử đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nên dọn dẹp nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nếu khu vực ấy có rác rến thì nên quét khu vực ấy.

Nếu người đệ tử có ý muốn tắm, nên chuẩn bị việc tắm. Nếu (người đệ tử) thích nước lạnh, nên chuẩn bị nước lạnh; nếu thích nước nóng, nên chuẩn bị nước nóng. Nếu người đệ tử có ý muốn đi vào nhà tắm hơi, nên trộn bột tắm, nên tẩm ướt đất sét. Nên lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi, đi đến, trao ghế ngồi của nhà tắm hơi, nhận lấy y, rồi nên đem để ở một bên. Nên trao bột tắm. Nên trao đất sét. Nếu có nỗ lực, nên đi vào nhà tắm hơi. Khi đi vào nhà tắm hơi, nên thoa đất sét lên mặt, nên đắp lên cả phía trước lẫn phía sau rồi đi vào nhà tắm hơi. Không nên chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi ngồi xuống. Không nên xua đuổi các tỳ khưu mới tu khỏi chỗ ngồi. Ở trong nhà tắm hơi nên kỳ cọ cho người đệ tử. Khi rời khỏi nhà tắm hơi, nên cầm lấy cái ghế ngồi của nhà tắm hơi, sau khi che kín cả phía trước lẫn phía sau rồi rời khỏi nhà tắm hơi. Nên kỳ cọ cho người đệ tử lúc ở trong nước. Khi tắm xong nên đi ra trước, nên lau khô nước ở thân thể của mình. Sau khi quấn y, nên lau khô nước ở thân thể của người đệ tử. Nên trao y lót trong. Nên trao y hai lớp. Nên cầm lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi, đi về trước, và sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên đem nước uống đến cho người đệ tử.

Ở trú xá nào người đệ tử cư ngụ, nếu trú xá ấy có rác rến, nên làm sạch sẽ nếu có nỗ lực. Khi làm sạch sẽ, trước tiên nên đem y bát ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tọa cụ và ngọa cụ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem nệm gối ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái giường rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái ghế rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên đem khung giường ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem ống nhổ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tấm ván gối đầu ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên xem xét tấm trải nền được xếp đặt như thế nào rồi đem ra ngoài và để xuống ở một góc. Nếu có mạng nhện ở trú xá, khi phát hiện trước tiên nên dời (chúng) khỏi lỗ hổng, nên lau chùi các cửa sổ và các hốc kẹt. Nếu tường được sơn màu đỏ và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền được sơn màu đen và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền không được thực hiện, nên rải nước rồi quét (nghĩ rằng): “Không nên để trú xá bị tràn ngập bụi bặm.” Sau khi gom rác lại rồi nên đem đổ bỏ ở một góc.

Sau khi phơi nắng tấm trải nền, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng khung giường, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng giường, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ghế, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng nệm gối, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng tọa cụ và ngọa cụ, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ống nhổ, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng tấm ván gối đầu, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra.

Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng đông, các cửa sổ hướng đông nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng tây, các cửa sổ hướng tây nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng bắc, các cửa sổ hướng bắc nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng nam, các cửa sổ hướng nam nên được khép lại. Nếu thời tiết lạnh, các cửa sổ nên mở ra vào ban ngày và khép lại vào ban đêm. Nếu thời tiết nóng, các cửa sổ nên khép lại vào ban ngày và mở ra vào ban đêm.

Nếu phòng có rác rến, nên quét phòng. Nếu cổng có rác rến, nên quét cổng. Nếu phòng hội họp có rác rến, nên quét phòng hội họp. Nếu nhà để đốt lửa có rác rến, nên quét nhà để đốt lửa. Nếu nhà vệ sinh có rác rến, nên quét nhà vệ sinh. Nếu nước uống không có, nên đem nước uống lại. Nếu nước rửa không có, nên đem nước rửa lại. Nếu hũ nước súc miệng không có nước, nên đổ nước vào hũ nước súc miệng.

Nếu có sự không hoan hỷ sanh khởi ở người đệ tử, vị thầy tế độ nên làm cho dịu đi hoặc nhờ vị khác làm cho dịu đi, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy. Nếu mối nghi ngờ sanh khởi ở người đệ tử, vị thầy tế độ nên làm cho tan biến hoặc nhờ vị khác làm cho tan biến, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy. Nếu tà kiến sanh khởi ở người đệ tử, vị thầy tế độ nên phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy. Nếu người đệ tử bị phạm tội nặng xứng đáng hành phạt parivāsa, vị thầy tế độ nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt parivāsa cho đệ tử?” Nếu người đệ tử xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu, vị thầy tế độ nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể cho đệ tử (thực hành) trở lại từ đầu?” Nếu người đệ tử xứng đáng hành phạt mānatta, vị thầy tế độ nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt mānatta cho đệ tử?” Nếu người đệ tử xứng đáng sự giải tội, vị thầy tế độ nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể giải tội cho đệ tử?” Nếu hội chúng có ý định thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với người đệ tử, vị thầy tế độ nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể không thực thi hành sự đối với đệ tử, hoặc đổi thành nhẹ hơn?” Khi hội chúng đã thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với người đệ tử, vị thầy tế độ nên nỗ lực: “Làm thế nào để đệ tử có thể làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, và hội chúng có thể thâu hồi hành sự này?”

Nếu y của người đệ tử cần phải giặt, vị thầy tế độ nên hướng dẫn: “Ngươi nên giặt như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của đệ tử được giặt?” Nếu y của người đệ tử cần phải may, vị thầy tế độ nên hướng dẫn: “Ngươi nên may như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của đệ tử được may?” Nếu thuốc nhuộm của người đệ tử cần phải nấu, vị thầy tế độ nên hướng dẫn: “Ngươi nên nấu như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để thuốc nhuộm của đệ tử được nấu?” Nếu y của người đệ tử cần phải nhuộm, vị thầy tế độ nên hướng dẫn: “Ngươi nên nhuộm như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của đệ tử được nhuộm?” Trong khi nhuộm y, nên đảo tới đảo lui cho khéo léo. Không nên bỏ đi khi nước nhỏ giọt chưa ngừng. Nếu người đệ tử bị bệnh, nên phục vụ cho đến trọn đời hoặc chờ đến khi người đệ tử khỏe lại.

Dứt phận sự đối với đệ tử.

[83] Vào lúc bấy giờ, các người đệ tử không thực hành phận sự đúng đắn đối với các vị thầy tế độ. Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các người đệ tử lại không thực hành phận sự đúng đắn đối với các vị thầy tế độ?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, nghe nói các người đệ tử không thực hành phận sự đúng đắn đối với các vị thầy tế độ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, vì sao các người đệ tử lại không thực hành phận sự đúng đắn đối với các vị thầy tế độ?

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, người đệ tử cần thực hành phận sự đúng đắn đối với các vị thầy tế độ; vị nào không thực hành đúng đắn thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

(Các người đệ tử) vẫn không thực hành phận sự đúng đắn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép đuổi đi người (đệ tử) không thực hành phận sự đúng đắn. Và này các tỳ khưu, nên đuổi đi như vầy: “Ta đuổi ngươi đi,” hay là “Đừng có quay trở lại đây,” hay là “Hãy đem đi y bát của ngươi,” hay là “Ta không giúp đở ngươi nữa.” (Nếu) vị (thầy tế độ) bày tỏ bằng thân, bày tỏ bằng lời nói, bày tỏ bằng thân và lời nói, thì người đệ tử đã bị đuổi đi. (Nếu) vị ấy không bày tỏ bằng thân, không bày tỏ bằng lời nói, không bày tỏ bằng thân và lời nói, thì người đệ tử không bị đuổi đi

Vào lúc bấy giờ, những người đệ tử bị đuổi đi đã không xin lỗi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xin lỗi.

Các người (đệ tử) vẫn không xin lỗi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, người (đệ tử) bị đuổi đi không nên không xin lỗi; vị nào không xin lỗi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vào lúc bấy giờ, khi được xin lỗi các vị thầy tế độ không tha thứ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép tha thứ.

Các vị (thầy tế độ) vẫn không tha thứ. Những người đệ tử bỏ đi, (hoặc) hoàn tục, (hoặc) theo ngoại đạo. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, khi được xin lỗi không nên không tha thứ; vị nào không tha thứ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[84] Vào lúc bấy giờ, các vị thầy tế độ đuổi đi những người (đệ tử) thực hành phận sự đúng đắn, không đuổi đi những người (đệ tử) không thực hành phận sự đúng đắn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên đuổi đi người (đệ tử) thực hành phận sự đúng đắn; vị nào đuổi đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Và này các tỳ khưu, không nên không đuổi đi người (đệ tử) không thực hành phận sự đúng đắn; vị nào không đuổi đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Này các tỳ khưu, nên đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy tế độ không có nhiều lòng yêu mến, không có nhiều niềm tin, không có nhiều nể nang, không có nhiều kính trọng, (và) không có nhiều sự rèn luyện.[7] Này các tỳ khưu, nên đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, không nên đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy tế độ có nhiều lòng yêu mến, có nhiều niềm tin, có nhiều nể nang, có nhiều kính trọng, (và) có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, không nên đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, người đệ tử là đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy tế độ không có nhiều lòng yêu mến, không có nhiều niềm tin, không có nhiều nể nang, không có nhiều kính trọng, (và) không có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, người đệ tử là đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, người đệ tử là không đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy tế độ có nhiều lòng yêu mến, có nhiều niềm tin, có nhiều nể nang, có nhiều kính trọng, (và) có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, người đệ tử là không đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, vị thầy tế độ là vượt qua quy định khi không đuổi đi, không vượt qua quy định khi đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy tế độ không có nhiều lòng yêu mến, không có nhiều niềm tin, không có nhiều nể nang, không có nhiều kính trọng, (và) không có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, vị thầy tế độ là vượt qua quy định khi không đuổi đi, không vượt qua quy định khi đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, vị thầy tế độ là vượt qua quy định khi đuổi đi, không vượt qua quy định khi không đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy tế độ có nhiều lòng yêu mến, có nhiều niềm tin, có nhiều nể nang, có nhiều kính trọng, (và) có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, vị thầy tế độ là vượt qua quy định khi đuổi đi, không vượt qua quy định khi không đuổi đi người đệ tử hội đủ năm điều kiện này.

[85] Vào lúc bấy giờ, có người bà-la-môn nọ đã đi đến gặp các tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã không ưng thuận cho người ấy xuất gia. Người ấy trong khi không đạt được sự xuất gia ở nơi các tỳ khưu đã trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân. Đức Thế Tôn đã nhìn thấy người bà-la-môn ấy ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân, sau khi nhìn thấy đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, việc gì khiến người bà-la-môn ấy ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân vậy?

- Bạch ngài, người bà-la-môn ấy đã đi đến gặp các tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã không ưng thuận cho người ấy xuất gia. Người ấy trong khi không đạt được sự xuất gia ở nơi các tỳ khưu đã trở nên ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân.

Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, có vị nào nhớ được điều tốt đẹp của người bà-la-môn ấy?

Khi được nói như vậy, đại đức Sārīputta đã nói với đức Thế Tôn điều này:

- Bạch ngài, con nhớ được điều tốt đẹp của người bà-la-môn ấy.

- Này Sārīputta, ngươi nhớ được điều tốt đẹp gì của người bà-la-môn ấy?

- Bạch ngài, trường hợp này là khi con đang đi khất thực ở trong thành Rājagaha, người bà-la-môn ấy đã sai người cho một muỗng vật thực. Bạch ngài, đó là điều tốt đẹp của người bà-la-môn ấy mà con nhớ được.

- Này Sārīputta, tốt lắm, tốt lắm! Này Sārīputta, bởi vì những người tốt là những người biết ơn và nhớ ơn đã thọ. Này Sārīputta, chính vì điều ấy ngươi hãy cho người bà-la-môn ấy xuất gia và tu lên bậc trên.

- Bạch ngài, con cho người bà-la-môn ấy xuất gia và tu lên bậc trên như thế nào?

Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, việc tu lên bậc trên bằng Tam Quy đã được ta cho phép, kể từ nay ta hủy bỏ việc ấy. Này các tỳ khưu, ta cho phép tu lên bậc trên bằng hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư. Và này các tỳ khưu, nên cho tu lên bậc trên như vầy:

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) có ý muốn tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy). Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên cho vị tên (như vầy) tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) có ý muốn tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy). Hội chúng cho vị tên (như vầy) tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Đại đức nào đồng ý sự tu lên bậc trên của vị tên (như vầy) với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) có ý muốn tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy). Hội chúng cho vị tên (như vầy) tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Đại đức nào đồng ý sự tu lên bậc trên của vị tên (như vầy) với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) có ý muốn tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy). Hội chúng cho vị tên (như vầy) tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Đại đức nào đồng ý sự tu lên bậc trên của vị tên (như vầy) với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tên (như vầy) đã được hội chúng cho tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[86] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ vừa mới được tu lên bậc trên thực hiện hành động sai trái. Các vị tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này đại đức, chớ có hành động như thế, điều ấy không được phép.

Vị ấy đã nói như vầy:

- Tôi đâu có cầu xin các đại đức rằng: “Các đại đức hãy cho tôi tu lên bậc trên.” Tại sao các ngài khi chưa được tôi cầu xin mà đã cho tu lên bậc trên?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên cho tu lên bậc trên người không cầu xin; vị nào ban phép tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép ban phép tu lên bậc trên đối với người đã cầu xin. Và này các tỳ khưu, nên được cầu xin như vầy:

Vị có ý muốn tu lên bậc trên ấy nên đi đến hội chúng tỳ khưu, đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân các vị tỳ khưu, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói với hội chúng như vầy:

- Bạch các ngài, tôi cầu xin hội chúng sự tu lên bậc trên. Bạch các ngài, vì lòng thương xót xin hội chúng hãy tế độ tôi.

Nên được cầu xin đến lần thứ nhì. Nên được cầu xin đến lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) có ý muốn tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy). Vị tên (như vầy) cầu xin hội chúng sự tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên cho vị tên (như vầy) tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) có ý muốn tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy). Vị tên (như vầy) cầu xin hội chúng sự tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Hội chúng cho vị tên (như vầy) tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Đại đức nào đồng ý sự tu lên bậc trên của vị tên (như vầy) với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ...(như trên)...

Vị tên (như vầy) đã được hội chúng cho tu lên bậc trên với đại đức tên (như vầy) là thầy tế độ. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

[87] Vào lúc bấy giờ, ở trong thành Rājagaha sự tuần tự của các bữa ăn gồm các thức ăn hảo hạng đã được tiến hành đều đặn. Khi ấy, có người bà-la-môn nọ đã khởi ý điều này: “Những sa-môn Thích tử này có giới luật thoải mái, có sở hành thoải mái, sau khi thọ thực thức ăn ngon rồi nằm dài trên những cái giường kín gió, hay là ta nên xuất gia nơi các sa-môn Thích tử này?” Sau đó, người bà-la-môn ấy đã đi đến gặp các tỳ khưu cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã cho người ấy xuất gia và tu lên bậc trên. Khi người ấy đã được xuất gia, sự tuần tự của các bữa ăn đã bị ngưng lại. Các vị tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này đại đức, hãy đến. Hôm nay chúng ta sẽ đi khất thực.

Vị ấy đã nói như vầy:

- Này các đại đức, tôi đã không xuất gia vì nguyên nhân này: “Ta sẽ đi khất thực.” Nếu các vị cho tôi thì tôi sẽ ăn, nếu các vị không cho tôi thì tôi sẽ hoàn tục.

- Này đại đức, có phải ngài đã xuất gia vì nguyên nhân của bao tử?

- Này các đại đức, đúng vậy.

Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỳ khưu lại xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết giảng như vầy vì nguyên nhân của bao tử?

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này tỳ khưu, nghe nói ngươi đã xuất gia vì nguyên nhân của bao tử, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết giảng như vầy vì nguyên nhân của bao tử? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép vị đang ban phép tu lên bậc trên giải thích về bốn vật nương nhờ:

Việc xuất gia nương vào thức ăn do khất thực, trong trường hợp ấy ngươi nên nỗ lực thực hiện cho đến hết đời; điều phụ trội được phép là bữa ăn dâng hội chúng, bữa ăn được chỉ định, sự mời thỉnh, bữa ăn theo thẻ, vào mỗi nửa tháng, vào ngày Uposatha, vào ngày đầu của mỗi nửa tháng.

Việc xuất gia nương vào y làm bằng vải dơ bị quăng bỏ; trong trường hợp ấy ngươi nên nỗ lực thực hiện cho đến hết đời; điều phụ trội được phép là (y làm bằng) sợi lanh (khomaṃ), bông vải (kappāsikaṃ), tơ lụa (koseyyaṃ), sợi len (kambalaṃ), gai thô (sāṇam), chỉ bố (bhaṅgaṃ).

Việc xuất gia nương vào chỗ trú ngụ là gốc cây; trong trường hợp ấy ngươi nên nỗ lực thực hiện cho đến hết đời; điều phụ trội được phép là trú xá (vihāraṃ), nhà một mái (aḍḍhayogaṃ), tòa nhà dài (pāsādaṃ), khu nhà lớn (hammiyaṃ), hang động (guhaṃ).

Việc xuất gia nương vào dược phẩm là nước tiểu gia súc, trong trường hợp ấy ngươi nên nỗ lực thực hiện cho đến hết đời; điều phụ trội được phép là bơ lỏng (sappi), bơ đặc (navanītaṃ), dầu ăn (telaṃ), mật ong (madhu), đường mía (phānitaṃ).

Dứt tụng phẩm về phận sự đối với thầy tế độ.

[88] Vào lúc bấy giờ, có chàng thanh niên nọ đã đi đến gặp các tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã giải thích cho chàng trai về các vật nương nhờ trước. Chàng trai đã nói như vầy:

- Thưa các ngài, nếu khi tôi đã được xuất gia các ngài mới giải thích về các vật nương nhờ thì tôi còn có thể thỏa thích. Thưa các ngài, giờ đây tôi sẽ không xuất gia, đối với tôi các vật nương nhờ là ghê tởm và đáng ghét.

Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên giải thích về các vật nương nhờ trước; vị nào giải thích thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép giải thích về các vật nương nhờ ngay sau khi đã được tu lên bậc trên.

[89] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đã ban phép tu lên bậc trên với tập thể là nhóm hai vị, nhóm ba vị, nhóm bốn vị. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên ban phép tu lên bậc trên với tập thể là nhóm ít hơn mười vị; vị nào ban phép tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép ban phép tu lên bậc trên với tập thể là nhóm mười vị hoặc nhóm trên mười vị.

[90] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu chỉ được một năm, hai năm đã cho đệ tử tu lên bậc trên. Ngay cả đại đức Upasena con trai của Vaṅganta được một năm đã cho người đệ tử tu lên bậc trên. Khi đã sống qua mùa (an cư) mưa là được hai năm, vị ấy đã đưa người đệ tử được một năm đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.

Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với đại đức Upasena con trai của Vaṅganta điều này:

- Này các tỳ khưu, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Các ngươi đi đến đường xa có được ít mệt nhọc không?

- Bạch Thế Tôn, sức khoẻ có khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc được tốt đẹp. Và bạch ngài, chúng con đi đường xa ít có mệt nhọc.

Các đấng Như Lai dầu biết vẫn hỏi, dầu biết các vị vẫn không hỏi, biết đúng thời các vị mới hỏi, biết đúng thời các vị vẫn không hỏi, có liên quan đến lợi ích các đấng Như lai mới hỏi và không (hỏi việc) không có liên quan đến lợi ích, khi không có liên quan đến lợi ích các đấng Như Lai có cách để cắt đứt vấn đề. Chư Phật Thế Tôn hỏi các tỳ khưu với hai lý do: “Chúng ta sẽ thuyết giảng Giáo Pháp hoặc là chúng ta sẽ quy định điều học cho các đệ tử.” Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với đại đức Upasena con trai của Vaṅganta điều này:

- Này tỳ khưu, ngươi được bao nhiêu năm?

- Bạch Thế Tôn, con được hai năm.

- Còn vị tỳ khưu này được bao nhiêu năm?

- Bạch Thế Tôn, được một năm.

- Vị tỳ khưu này là gì của ngươi?

- Bạch Thế Tôn, là đệ tử của con

Đức Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này kẻ rồ dại, vì sao (trong khi) ngươi còn cần được giáo huấn cần được chỉ dạy lại nghĩ đến giáo huấn và chỉ dạy những người khác? Này kẻ rồ dại, ngươi trở thành đa đoan quá nhanh chóng tức là việc kết nạp đồ chúng. Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, vị dưới mười năm không nên ban phép tu lên bậc trên; vị nào ban phép tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép vị mười năm hoặc trên mười năm được ban phép tu lên bậc trên.

[91] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm (nghĩ rằng): “Ta được mười năm! Ta được mười năm!” rồi ban phép tu lên bậc trên. (Các trường hợp) những thầy tế độ ngu dốt và các đệ tử thông thái được phát hiện, những thầy tế độ thiếu kinh nghiệm và các đệ tử có kinh nghiệm được phát hiện, những thầy tế độ nghe ít và các đệ tử nghe nhiều được phát hiện, những thầy tế độ trí kém và các đệ tử trí tuệ được phát hiện. Có vị nọ trước đây theo ngoại đạo trong khi được thầy tế độ nói về vấn đề thuộc Giáo Pháp đã bắt bẻ lời dạy của thầy tế độ rồi chuyển sang khu vực của chính ngoại đạo ấy. Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm (nghĩ rằng): “Ta được mười năm! Ta được mười năm!” rồi ban phép tu lên bậc trên khiến (các trường hợp) những thầy tế độ ngu dốt và các đệ tử thông thái được phát hiện, những thầy tế độ thiếu kinh nghiệm và các đệ tử có kinh nghiệm được phát hiện, những thầy tế độ nghe ít và các đệ tử nghe nhiều được phát hiện, những thầy tế độ trí kém và các đệ tử trí tuệ được phát hiện?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, nghe nói các vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm (nghĩ rằng): “Ta được mười năm! Ta được mười năm!” rồi ban phép tu lên bậc trên khiến (các trường hợp) những thầy tế độ ngu dốt và các đệ tử thông thái được phát hiện, những thầy tế độ thiếu kinh nghiệm và các đệ tử có kinh nghiệm được phát hiện, những thầy tế độ nghe ít và các đệ tử nghe nhiều được phát hiện, những thầy tế độ trí kém và các đệ tử trí tuệ được phát hiện, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy là ngu dốt thiếu kinh nghiệm lại (nghĩ rằng): “Ta được mười năm! Ta được mười năm!” rồi ban phép tu lên bậc trên khiến (các trường hợp) những thầy tế độ ngu dốt và các đệ tử thông thái được phát hiện, những thầy tế độ thiếu kinh nghiệm và các đệ tử có kinh nghiệm được phát hiện, những thầy tế độ nghe ít và các đệ tử nghe nhiều được phát hiện, những thầy tế độ trí kém và các đệ tử trí tuệ được phát hiện? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, vị ngu dốt thiếu kinh nghiệm không nên ban phép tu lên bậc trên; vị nào ban phép tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép vị tỳ khưu kinh nghiệm có năng lực với mười năm hoặc trên mười năm được ban phép tu lên bậc trên.

[92] Vào lúc bấy giờ, trong khi các vị thầy tế độ bỏ đi, hoàn tục, từ trần, qua bên nhóm khác, các tỳ khưu trở thành không có thầy dạy học, và trong khi không được giáo huấn, không được chỉ dạy (nên đã) mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách rồi đi khất thực. Khi dân chúng đang ăn, các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại mềm (của dân chúng), ... ở phía trên thức ăn loại cứng, ... ở phía trên thức ăn có hương vị, các vị đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức uống, các vị tự mình yêu cầu xúp và cơm rồi thọ thực, và các vị sống (thường xuyên) gây nên sự náo nhiệt, sự ồn ào ở trong nhà ăn. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Tại sao các sa-môn Thích tử lại mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách rồi đi khất thực, và khi dân chúng đang ăn, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức ăn loại mềm (của dân chúng), ... ở phía trên thức ăn loại cứng, ... ở phía trên thức ăn có hương vị, các vị lại đưa bình bát đã mở ra ở phía trên thức uống, các vị tự mình yêu cầu xúp và cơm rồi thọ thực, các vị sống (thường xuyên) gây nên sự náo nhiệt, sự ồn ào ở trong nhà ăn giống như các bà-la-môn trong bữa ăn của các bà-la-môn vậy?

Các tỳ khưu đã nghe được dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các vị tỳ khưu lại mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách ...(như trên)... sự ồn ào ở trong nhà ăn nữa?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(như trên)...

- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu mặc y luộm thuộm, trùm y luộm thuộm, hoàn toàn không đúng quy cách ...(như trên)...  sự ồn ào ở trong nhà ăn nữa, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, ta cho phép vị thầy dạy học. Này các tỳ khưu, vị thầy dạy học sẽ gợi lên ở người học trò tâm của người con và người học trò sẽ gợi lên ở vị thầy dạy học tâm của người cha. Như thế, trong khi sống cùng nhau có nhiều kính trọng, có sự vâng lời, có sự tiếp xúc với nhau, họ sẽ đạt đến sự lớn mạnh, sự tăng trưởng, sự phát triển trong Pháp và Luật này. Này các tỳ khưu, ta cho phép sống nương nhờ mười năm và vị mười năm được ban cho sự nương nhờ. Và này các tỳ khưu, vị thầy dạy học nên được xác định như vầy:

(Người học trò) nên đắp thượng y một bên vai, đảnh lễ ở chân, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy: “Bạch ngài, xin ngài hãy là thầy dạy học của con. Con sẽ sống nương nhờ vào đại đức. Bạch ngài, xin ngài hãy là thầy dạy học của con. Con sẽ sống nương nhờ vào đại đức. Bạch ngài, xin ngài hãy là thầy dạy học của con. Con sẽ sống nương nhờ vào đại đức.”

(Vị thầy dạy học nên nói rằng): “Tốt rồi!” hay là “Được nhẹ nhàng rồi!” hay là “Đúng rồi!” hay là “Được phù hợp rồi!” hay là “Hãy tiếp tục với sự hoan hỷ!”

(Nếu) vị (thầy dạy học) bày tỏ bằng thân, bày tỏ bằng lời nói, bày tỏ bằng thân và lời nói, thì vị thầy dạy học đã được xác định. (Nếu) vị ấy không bày tỏ bằng thân, không bày tỏ bằng lời nói, không bày tỏ bằng thân và lời nói, vị thầy dạy học đã không được xác định.

[93] Này các tỳ khưu, người học trò nên thực hành phận sự đúng đắn đối với vị thầy dạy học. Đây là phận sự đúng đắn trong trường hợp này:

Nên thức dậy vào lúc sáng sớm, cởi dép ra, đắp thượng y một bên vai, rồi nên dâng lên gỗ chà răng, nên dâng nước súc miệng, nên sắp xếp chỗ ngồi. Nếu có cháo, nên rửa sạch tô rồi dâng cháo. Khi thầy đã uống cháo xong, nên dâng nước, nhận lại tô, để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, rồi đem cất. Khi thầy dạy học đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nếu khu vực ấy có rác rến thì nên quét khu vực ấy.

Nếu thầy dạy học có ý muốn đi vào làng, nên trao y lót trong, và nhận lại y lót trong (khác từ vị thầy), nên trao dây thắt lưng, nên gấp y hai lớp gọn gàng rồi dâng lên. Nên trao bình bát còn đẫm nước sau khi đã rửa sạch. Nếu thầy dạy học muốn có thị giả đi theo, vị ấy nên mặc y nội tròn đều với sự che phủ ba vòng tròn, buộc dây thắt lưng, sửa sang cho tề chỉnh rồi trùm y hai lớp lên, thắt lại dây buộc, rửa ráy, cầm lấy bình bát, rồi nên đi theo làm thị giả cho thầy dạy học. Không nên đi quá xa, không nên đi quá gần. Nên nhận lấy bình bát (của vị thầy) và vật được chứa đựng (trong đó). Khi thầy dạy học đang nói, không nên cắt ngang lời nói nửa chừng. Khi thầy dạy học có khả năng phạm tội lúc đang nói thì nên nhắc nhở.

Khi quay trở về, nên đi về trước tiên. Nên sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên đi ra rước y và bình bát. Nên trao y lót trong (trước đây) và nhận lại y lót trong (mặc lúc đi). Nếu y bị thấm mồ hôi, nên phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Và không nên phơi y ở chỗ nắng quá lâu. Nên gấp y lại. Khi gấp y nên lùi phần góc vào bốn ngón tay rồi gấp y lại (nghĩ rằng): “Không nên để nếp gấp ở phần chính giữa.” Nên đặt dây thắt lưng ở phía trong rồi gấp lại.

Nếu có đồ ăn khất thực và thầy dạy học có ý muốn ăn thì nên dâng nước (rửa) và nên đem đồ ăn khất thực để gần bên. Nên dâng lên thầy dạy học nước uống. Khi thầy ăn xong nên dâng nước (rửa). Nên nhận lại bình bát rồi đem để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, nên làm ráo nước, rồi đem phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Không nên phơi bình bát ở chỗ nắng quá lâu. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Và không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra. Khi thầy dạy học đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nên dọn dẹp nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nếu khu vực ấy có rác rến thì nên quét khu vực ấy.

Nếu thầy dạy học có ý muốn tắm, nên chuẩn bị việc tắm. Nếu (thầy dạy học) thích nước lạnh, nên chuẩn bị nước lạnh; nếu thích nước nóng, nên chuẩn bị nước nóng. Nếu thầy dạy học có ý muốn đi vào nhà tắm hơi, nên trộn bột tắm, nên tẩm ướt đất sét. Nên lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi rồi đi đến từ phía sau lưng, nên trao ghế ngồi của nhà tắm hơi cho thầy dạy học, nhận lấy y, và để ở một bên. Nên trao bột tắm, nên trao đất sét. Nếu có nỗ lực, nên đi vào nhà tắm hơi. Khi đi vào nhà tắm hơi, nên thoa đất sét lên mặt, nên đắp lên cả phía trước lẫn phía sau rồi đi vào nhà tắm hơi. Không nên chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi ngồi xuống. Không nên xua đuổi các tỳ khưu mới tu khỏi chỗ ngồi. Ở trong nhà tắm hơi nên kỳ cọ cho thầy dạy học. Khi rời khỏi nhà tắm hơi, nên cầm lấy cái ghế ngồi của nhà tắm hơi, nên che kín cả phía trước lẫn phía sau rồi rời khỏi nhà tắm hơi. Nên kỳ cọ cho thầy dạy học lúc ở trong nước. Khi tắm xong nên đi ra trước, lau khô nước ở thân thể của mình. Sau khi quấn y, nên lau khô nước ở thân thể của thầy dạy học. Nên trao y lót trong. Nên trao y hai lớp. Nên cầm lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi, đi về trước, và sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên dâng nước uống đến thầy dạy học. Nếu có ý muốn thỉnh (thầy) đọc tụng, nên thỉnh (thầy) đọc tụng. Nếu có ý muốn vấn đạo, nên thỉnh (thầy) vấn đạo.

Ở trú xá nào thầy dạy học cư ngụ, nếu trú xá ấy có rác rến, nên làm sạch sẽ nếu có nỗ lực. Khi làm sạch sẽ, trước tiên nên đem y bát ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tọa cụ và ngọa cụ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem nệm gối ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái giường rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái ghế rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên đem khung giường ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem ống nhổ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tấm ván gối đầu ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên xem xét tấm trải nền được xếp đặt như thế nào rồi đem ra ngoài và để xuống ở một góc. Nếu có mạng nhện ở trú xá, khi phát hiện trước tiên nên dời (chúng) khỏi lỗ hổng, nên lau chùi các cửa sổ và các hốc kẹt. Nếu tường được sơn màu đỏ và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền được sơn màu đen và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền không được thực hiện, nên rải nước rồi quét (nghĩ rằng): “Không nên để trú xá bị tràn ngập bụi bặm.” Sau khi gom rác lại rồi nên đem đổ bỏ ở một góc.

Sau khi phơi nắng tấm trải nền, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng khung giường, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng giường, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ghế, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng nệm gối, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng tọa cụ và đồ trải nằm, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ống nhổ, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng tấm ván gối đầu, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra.

Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng đông, các cửa sổ hướng đông nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng tây, các cửa sổ hướng tây nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng bắc, các cửa sổ hướng bắc nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng nam, các cửa sổ hướng nam nên được khép lại. Nếu thời tiết lạnh, các cửa sổ nên mở ra vào ban ngày và khép lại vào ban đêm. Nếu thời tiết nóng, các cửa sổ nên khép lại vào ban ngày và mở ra vào ban đêm.

Nếu phòng có rác rến, nên quét phòng. Nếu cổng có rác rến, nên quét cổng. Nếu phòng hội họp có rác rến, nên quét phòng hội họp. Nếu nhà để đốt lửa có rác rến, nên quét nhà để đốt lửa. Nếu nhà vệ sinh có rác rến, nên quét nhà vệ sinh. Nếu nước uống không có, nên đem nước uống lại. Nếu nước rửa không có, nên đem nước rửa lại. Nếu hũ nước súc miệng không có nước, nên đổ nước vào hũ nước súc miệng.

Nếu sự không hoan hỷ sanh khởi ở thầy dạy học, người học trò nên làm cho dịu đi hoặc nhờ vị khác làm cho dịu đi, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị thầy. Nếu mối nghi ngờ sanh khởi ở thầy dạy học, người học trò nên làm cho tan biến hoặc nhờ vị khác làm cho tan biến, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị thầy. Nếu tà kiến sanh khởi ở thầy dạy học, người học trò nên phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị thầy. Nếu thầy dạy học bị phạm tội nặng xứng đáng hành phạt parivāsa, người học trò nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt parivāsa cho thầy dạy học?” Nếu thầy dạy học xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu, người học trò nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể cho thầy dạy học (thực hành) trở lại từ đầu?” Nếu thầy dạy học xứng đáng hành phạt mānatta, người học trò nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt mānatta cho thầy dạy học?” Nếu thầy dạy học xứng đáng sự giải tội, người học trò nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể giải tội cho thầy dạy học?” Nếu hội chúng có ý định thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với thầy dạy học, người học trò nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể không thực thi hành sự đối với thầy dạy học, hoặc đổi thành nhẹ hơn?” Khi hội chúng đã thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với vị thầy dạy học, người học trò nên nỗ lực: “Làm thế nào để thầy dạy học có thể làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, và hội chúng có thể thâu hồi hành sự này?”

Nếu y của thầy dạy học cần phải giặt, người học trò nên giặt hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của thầy dạy học được giặt?” Nếu y của thầy dạy học cần phải may, người học trò nên may hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của thầy dạy học được may?” Nếu thuốc nhuộm của thầy dạy học cần phải nấu, người học trò nên nấu hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để thuốc nhuộm của thầy dạy học được nấu?” Nếu y của thầy dạy học cần phải nhuộm, người học trò nên nhuộm hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của thầy dạy học được nhuộm?” Trong khi nhuộm y, nên đảo tới đảo lui cho khéo léo. Không nên bỏ đi khi nước nhỏ giọt chưa ngừng.

Không có phép của thầy dạy học, không nên cho bình bát đến người khác. Không nên thọ lãnh bình bát của người khác. Không nên cho y đến người khác. Không nên thọ lãnh y của người khác. Không nên cho vật dụng đến người khác. Không nên thọ lãnh vật dụng của người khác. Không nên cạo tóc cho người khác. Không nên bảo người khác cạo tóc. Không nên kỳ cọ người khác. Không nên bảo người khác kỳ cọ. Không nên hầu hạ người khác. Không nên bảo người khác hầu hạ. Không nên làm thị giả người khác. Không nên nhận người khác làm thị giả. Không nên mang đồ ăn khất thực lại dùm người khác. Không nên nhờ người khác mang dùm đồ ăn khất thực lại. Chưa xin phép thầy dạy học không nên đi vào làng, không nên đi đến mộ địa, không nên bỏ đi hướng khác. Nếu thầy dạy học bị bệnh, nên phục vụ cho đến trọn đời hoặc chờ đến khi vị thầy khỏe lại.

Dứt phận sự đối với thầy dạy học.

[94] Này các tỳ khưu, vị thầy dạy học nên thực hành phận sự đúng đắn đối với người học trò. Đây là phận sự đúng đắn trong trường hợp này:

Này các tỳ khưu, thầy dạy học nên quan tâm đến người học trò, nên giúp đỡ bằng sự đọc tụng, bằng sự vấn hỏi, bằng sự giáo huấn, bằng sự chỉ dạy. Nếu thầy dạy học có bình bát và người học trò không có bình bát, thầy dạy học nên cho bình bát đến người học trò, hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để bình bát có thể phát sanh đến học trò?” Nếu thầy dạy học có y và người học trò không có y, thầy dạy học nên cho y đến người học trò, hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y có thể phát sanh đến học trò?” Nếu thầy dạy học có vật dụng và người học trò không có vật dụng, thầy dạy học nên cho vật dụng đến người học trò, hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để vật dụng có thể phát sanh đến học trò?”

Nếu người học trò bị bệnh, (vị thầy dạy học) nên thức dậy vào lúc sáng sớm. Nên trao gỗ chà răng. Nên trao nước súc miệng. Nên sắp xếp chỗ ngồi. Nếu có cháo, nên rửa sạch tô rồi đem cháo lại. Khi người học trò đã uống cháo xong, nên cho nước, nhận lại tô, để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, rồi đem cất. Khi người học trò đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nếu khu vực ấy có rác rến thì nên quét khu vực ấy.

Nếu người học trò có ý muốn đi vào làng, nên trao y lót trong, và nhận lại y lót trong (khác từ vị ấy), nên trao dây thắt lưng, nên gấp y hai lớp gọn gàng rồi trao cho. Nên trao bình bát còn đẫm nước sau khi đã rửa sạch. (Nghĩ rằng): “Đến lúc vị ấy sắp trở về,” nên sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên đi ra rước y và bình bát. Nên trao y lót trong (trước đây) và nhận lại y lót trong (mặc lúc đi). Nếu y bị thấm mồ hôi, nên phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Và không nên phơi y ở chỗ nắng quá lâu. Nên gấp y lại. Khi gấp y nên lùi phần góc vào bốn ngón tay rồi gấp y lại (nghĩ rằng): “Không nên để nếp gấp ở phần chính giữa.” Nên đặt dây thắt lưng ở phía trong rồi gấp lại.

Nếu có đồ ăn khất thực và người học trò có ý muốn ăn thì nên trao nước (rửa) và nên đem đồ ăn khất thực để gần bên. Nên đưa cho học trò nước uống. Khi người học trò ăn xong nên trao nước (rửa). Nên nhận lại bình bát, để ở chỗ thấp, rửa một cách cẩn thận không chà xát mạnh, nên làm ráo nước rồi đem phơi ở chỗ nắng trong chốc lát. Không nên phơi bình bát ở chỗ nắng quá lâu. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Và không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra. Khi người học trò đứng dậy, nên thu xếp chỗ ngồi. Nên dọn dẹp nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nếu khu vực ấy có rác rến thì nên quét khu vực ấy.

Nếu người học trò có ý muốn tắm, nên chuẩn bị việc tắm. Nếu (người học trò) thích nước lạnh, nên chuẩn bị nước lạnh; nếu thích nước nóng, nên chuẩn bị nước nóng. Nếu người học trò có ý muốn đi vào nhà tắm hơi, nên trộn bột tắm, nên tẩm ướt đất sét. Nên lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi, đi đến, trao ghế ngồi của nhà tắm hơi, nhận lấy y, rồi để ở một bên. Nên trao bột tắm. Nên trao đất sét. Nếu có nỗ lực, nên đi vào nhà tắm hơi. Khi đi vào nhà tắm hơi, nên thoa đất sét lên mặt, nên đắp lên cả phía trước lẫn phía sau rồi đi vào nhà tắm hơi. Không nên chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi ngồi xuống. Không nên xua đuổi các tỳ khưu mới tu khỏi chỗ ngồi. Ở trong nhà tắm hơi nên kỳ cọ cho người học trò. Khi rời khỏi nhà tắm hơi, nên cầm lấy cái ghế ngồi của nhà tắm hơi, sau khi che kín cả phía trước lẫn phía sau rồi rời khỏi nhà tắm hơi. Nên kỳ cọ cho người học trò lúc ở trong nước. Khi tắm xong nên đi ra trước, nên lau khô nước ở thân thể của mình. Sau khi quấn y, nên lau khô nước ở thân thể của người học trò. Nên trao y lót trong. Nên trao y hai lớp. Nên cầm lấy ghế ngồi của nhà tắm hơi, đi về trước, và sắp xếp chỗ ngồi. Nên đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân. Nên đem nước uống đến cho người học trò.

Ở trú xá nào người học trò cư ngụ, nếu trú xá ấy có rác rến, nên làm sạch sẽ nếu có nỗ lực. Khi làm sạch sẽ, trước tiên nên đem y bát ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tọa cụ và ngọa cụ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem nệm gối ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái giường rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên hạ thấp cái ghế rồi đem ra ngoài một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn và để xuống ở một góc, nên đem khung giường ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem ống nhổ ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên đem tấm ván gối đầu ra ngoài rồi để xuống ở một góc, nên xem xét tấm trải nền được xếp đặt như thế nào rồi đem ra ngoài và để xuống ở một góc. Nếu có mạng nhện ở trú xá, khi phát hiện trước tiên nên dời (chúng) khỏi lỗ hổng, nên lau chùi các cửa sổ và các hốc kẹt. Nếu tường được sơn màu đỏ và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền được sơn màu đen và bị đốm loang lỗ nên thấm khăn ướt chà xát mạnh rồi lau sạch. Nếu nền không được thực hiện, nên rải nước rồi quét (nghĩ rằng): “Không nên để trú xá bị tràn ngập bụi bặm.” Sau khi gom rác lại rồi nên đem đổ bỏ ở một góc.

Sau khi phơi nắng tấm trải nền, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng khung giường, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng giường, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ghế, nên làm sạch sẽ, đập giũ, hạ thấp xuống, rồi đem vào trong một cách khéo léo không làm trầy hoặc va chạm vào phần dưới của cánh cửa lớn, và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng nệm gối, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng tọa cụ và ngọa cụ, nên làm sạch sẽ, đập giũ, rồi đem vào trong và sắp đặt như đã được sắp đặt (trước đây). Sau khi phơi nắng ống nhổ, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Sau khi phơi nắng tấm ván gối đầu, nên lau chùi, rồi đem vào trong và để lại ở vị trí như cũ. Nên đem cất y và bình bát. Trong khi đặt bình bát xuống, nên dùng một tay ôm bình bát, tay kia sờ ở phía dưới giường hoặc phía dưới ghế rồi nên đặt bình bát xuống. Không nên đặt bình bát trên mặt đất không có vật kê. Khi máng y, nên dùng một tay cầm y, tay kia vuốt sào treo y hoặc dây phơi y, nên để mép y phía bên kia, còn chỗ gấp y lại ở bên này, rồi căng y ra.

Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng đông, các cửa sổ hướng đông nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng tây, các cửa sổ hướng tây nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng bắc, các cửa sổ hướng bắc nên được khép lại. Nếu các cơn gió có bụi thổi từ hướng nam, các cửa sổ hướng nam nên được khép lại. Nếu thời tiết lạnh, các cửa sổ nên mở ra vào ban ngày và khép lại vào ban đêm. Nếu thời tiết nóng, các cửa sổ nên khép lại vào ban ngày và mở ra vào ban đêm.

Nếu phòng có rác rến, nên quét phòng. Nếu cổng có rác rến, nên quét cổng. Nếu phòng hội họp có rác rến, nên quét phòng hội họp. Nếu nhà để đốt lửa có rác rến, nên quét nhà để đốt lửa. Nếu nhà vệ sinh có rác rến, nên quét nhà vệ sinh. Nếu nước uống không có, nên đem nước uống lại. Nếu nước rửa không có, nên đem nước rửa lại. Nếu hũ nước súc miệng không có nước, nên đổ nước vào hũ nước súc miệng.

Nếu có sự không hoan hỷ sanh khởi ở người học trò, vị thầy dạy học nên làm cho dịu đi hoặc nhờ vị khác làm cho dịu đi, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy. Nếu mối nghi ngờ sanh khởi ở người học trò, vị thầy dạy học nên làm cho tan biến hoặc nhờ vị khác làm cho tan biến, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy. Nếu tà kiến sanh khởi ở người học trò, vị thầy dạy học nên phân giải hoặc nhờ vị khác phân giải, hoặc nên tiến hành việc giảng Pháp cho vị ấy. Nếu người học trò bị phạm tội nặng xứng đáng hành phạt parivāsa, vị thầy dạy học nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt parivāsa cho học trò?” Nếu người học trò xứng đáng (thực hành) trở lại từ đầu, vị thầy dạy học nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể cho học trò (thực hành) trở lại từ đầu?” Nếu người học trò xứng đáng hành phạt mānatta, vị thầy dạy học nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể ban hành phạt mānatta cho học trò?” Nếu người học trò xứng đáng sự giải tội, vị thầy dạy học nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể giải tội cho học trò?” Nếu hội chúng có ý định thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với người học trò, vị thầy dạy học nên nỗ lực: “Làm thế nào để hội chúng có thể không thực thi hành sự đối với học trò, hoặc đổi thành nhẹ hơn?” Khi hội chúng đã thực thi hành sự khiển trách, hoặc chỉ dạy, hoặc xua đuổi, hoặc hòa giải, hoặc án treo đối với người học trò, vị thầy dạy học nên nỗ lực: “Làm thế nào để học trò có thể làm bổn phận một cách nghiêm chỉnh, trở nên thu thúc, làm bổn phận để sửa đổi, và hội chúng có thể thâu hồi hành sự này?”

Nếu y của người học trò cần phải giặt, vị thầy dạy học nên hướng dẫn: “Ngươi nên giặt như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của học trò được giặt?” Nếu y của học trò cần phải may, vị thầy dạy học nên hướng dẫn: “Ngươi nên may như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của học trò được may?” Nếu thuốc nhuộm của người học trò cần phải nấu, vị thầy dạy học nên hướng dẫn: “Ngươi nên nấu như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để thuốc nhuộm của học trò được nấu?” Nếu y của người học trò cần phải nhuộm, vị thầy dạy học nên hướng dẫn: “Ngươi nên nhuộm như vầy,” hoặc nên nỗ lực: “Làm thế nào để y của học trò được nhuộm?” Trong khi nhuộm y, nên đảo tới đảo lui cho khéo léo. Không nên bỏ đi khi nước nhỏ giọt chưa ngừng. Nếu người học trò bị bệnh, nên phục vụ cho đến trọn đời hoặc chờ đến khi người học trò khỏe lại.

Dứt phận sự đối với học trò.

(Dứt tụng phẩm thứ sáu).

[95] Vào lúc bấy giờ, các người học trò không thực hành phận sự đúng đắn đối với các vị thầy dạy học. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, người học trò nên thực hành phận sự đúng đắn đối với các vị thầy dạy học; vị nào không thực hành đúng đắn thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

(Các người học trò) vẫn không thực hành phận sự đúng đắn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép đuổi đi người (học trò) không thực hành phận sự đúng đắn. Và này các tỳ khưu, nên đuổi đi như vầy: “Ta đuổi ngươi đi,” hay là “Đừng có quay trở lại đây,” hay là “Hãy đem đi y bát của ngươi,” hay là “Ta không giúp đở ngươi nữa.” (Nếu) vị (thầy dạy học) bày tỏ bằng thân, bày tỏ bằng lời nói, bày tỏ bằng thân và lời nói, thì người học trò đã bị đuổi đi. (Nếu) vị ấy không bày tỏ bằng thân, không bày tỏ bằng lời nói, không bày tỏ bằng thân và lời nói, thì người học trò không bị đuổi đi

Vào lúc bấy giờ, những người học trò bị đuổi đi không xin lỗi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép xin lỗi.

Các người (học trò) vẫn không xin lỗi. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, người (học trò) bị đuổi đi không nên không xin lỗi; vị nào không xin lỗi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vào lúc bấy giờ, trong khi được xin lỗi các vị thầy dạy học không tha thứ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép tha thứ.

Các vị (thầy dạy học) vẫn không tha thứ. Những người học trò bỏ đi, (hoặc) hoàn tục, (hoặc) theo ngoại đạo. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, trong khi được xin lỗi không nên không tha thứ; vị nào không tha thứ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vào lúc bấy giờ, các vị thầy dạy học đuổi đi những người (học trò) thực hành phận sự đúng đắn, không đuổi đi những người (học trò) không thực hành phận sự đúng đắn. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, không nên đuổi đi người (học trò) thực hành phận sự đúng đắn; vị nào đuổi đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, không nên không đuổi đi người (học trò) không thực hành phận sự đúng đắn; vị nào không đuổi đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Này các tỳ khưu, nên đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy dạy học không có nhiều lòng yêu mến, không có nhiều đức tin, không có nhiều nể nang, không có nhiều kính trọng, (và) không có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, nên đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, không nên đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy dạy học có nhiều lòng yêu mến, có nhiều đức tin, có nhiều nể nang, có nhiều kính trọng, (và) có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, không nên đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, người học trò là đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy dạy học không có nhiều lòng yêu mến, không có nhiều đức tin, không có nhiều nể nang, không có nhiều kính trọng, (và) không có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, người học trò là đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, người học trò là không đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy dạy học có nhiều lòng yêu mến, có nhiều đức tin, có nhiều nể nang, có nhiều kính trọng, (và) có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, người học trò là không đáng bị đuổi đi khi hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, vị thầy dạy học là vượt qua quy định khi không đuổi đi, không vượt qua quy định khi đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy dạy học không có nhiều lòng yêu mến, không có nhiều đức tin, không có nhiều nể nang, không có nhiều kính trọng, (và) không có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, vị thầy dạy học là vượt qua quy định khi không đuổi đi, không vượt qua quy định khi đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện này.

Này các tỳ khưu, vị thầy dạy học là vượt qua quy định khi đuổi đi, không vượt qua quy định khi không đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện: Đối với thầy dạy học có nhiều lòng yêu mến, có nhiều đức tin, có nhiều nể nang, có nhiều kính trọng, (và) có nhiều sự rèn luyện. Này các tỳ khưu, vị thầy dạy học là vượt qua quy định khi đuổi đi, không vượt qua quy định khi không đuổi đi người học trò hội đủ năm điều kiện này.

[96] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm (nghĩ rằng): “Ta được mười năm! Ta được mười năm!” rồi ban cho sự nương nhờ. (Các trường hợp) những thầy dạy học ngu dốt và các học trò thông thái được phát hiện, những thầy dạy học thiếu kinh nghiệm và các học trò có kinh nghiệm được phát hiện, những thầy dạy học nghe ít và các học trò nghe nhiều được phát hiện, những thầy dạy học trí kém và các học trò trí tuệ được phát hiện. Các tỳ khưu ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm (nghĩ rằng): “Ta được mười năm! Ta được mười năm!” rồi ban cho sự nương nhờ khiến (các trường hợp) những thầy dạy học ngu dốt và các học trò thông thái được phát hiện, những thầy dạy học thiếu kinh nghiệm và các học trò có kinh nghiệm được phát hiện, những thầy dạy học nghe ít và các học trò nghe nhiều được phát hiện, những thầy dạy học trí kém và các học trò trí tuệ được phát hiện?

Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, nghe nói các vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm (nghĩ rằng): “Ta được mười năm! Ta được mười năm!” rồi ban cho sự nương nhờ khiến (các trường hợp) những thầy dạy học ngu dốt ...(như trên)... và các học trò trí tuệ được phát hiện, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ...(như trên)...

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, vị ngu dốt thiếu kinh nghiệm không nên ban phép tu lên bậc trên; vị nào ban phép tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Này các tỳ khưu, ta cho phép vị tỳ khưu kinh nghiệm có năng lực với mười năm hoặc trên mười năm được ban cho sự nương nhờ.

[97] Vào lúc bấy giờ, khi các vị thầy tế độ bỏ đi, hoàn tục, từ trần, chuyển qua bên nhóm khác, các vị tỳ khưu không biết các trường hợp đình chỉ sự nương nhờ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, đây là năm trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy tế độ: Thầy tế độ rời đi, hoặc hoàn tục, hoặc từ trần, hoặc chuyển qua bên nhóm khác, hoặc sự ra lệnh (đuổi đi) là thứ năm. Này các tỳ khưu, đây là năm trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy tế độ.

Này các tỳ khưu, đây là sáu trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy dạy học: Thầy dạy học rời đi, hoặc hoàn tục, hoặc từ trần, hoặc qua bên nhóm khác, hoặc sự ra lệnh (đuổi đi) là thứ năm, hoặc đã được gặp lại thầy tế độ. Này các tỳ khưu, đây là sáu trường hợp đình chỉ sự nương nhờ ở thầy dạy học.

[98] Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không thành tựu vô học giới uẩn, không thành tựu vô học định uẩn, không thành tựu vô học tuệ uẩn, không thành tựu vô học giải thoát uẩn, không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân không thành tựu vô học giới uẩn và không giúp người khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân không thành tựu vô học định uẩn và không giúp người khác đạt được vô học định uẩn, bản thân không thành tựu vô học tuệ uẩn và không giúp người khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát uẩn và không giúp người khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và không giúp người khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân thành tựu vô học giới uẩn và giúp người khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân thành tựu vô học định uẩn và giúp người khác đạt được vô học định uẩn, bản thân thành tựu vô học tuệ uẩn và giúp người khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát uẩn và giúp người khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và giúp người khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có đức tin, không có sự hổ thẹn (tội lỗi), không có sự ghê sợ (tội lỗi), biếng nhác, niệm bị quên lãng. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có đức tin, có sự hổ thẹn (tội lỗi), có sự ghê sợ (tội lỗi), có nỗ lực tinh tấn, có niệm được thiết lập. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới,[8] bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh,[9] bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy,[10] ít học hỏi (appassuto), trí kém (duppañño) . Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị không bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, không bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, không bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy, nghe nhiều (bahussuto), có trí tuệ (paññāvā). Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ khi đệ tử hay học trò bị bệnh, (không có khả năng để) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải (khi đệ tử hay học trò) có sự chán nản, (không có khả năng để) giải tỏa hoặc nhờ người giải tỏa đúng theo Pháp (khi đệ tử hay học trò) có mối nghi ngờ sanh khởi, không biết về sự phạm tội, không biết cách thoát khỏi tội. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ khi đệ tử hay học trò bị bệnh, (có khả năng để) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải (khi đệ tử hay học trò) có sự chán nản, (có khả năng để) giải tỏa hoặc nhờ người giải tỏa đúng theo Pháp (khi đệ tử hay học trò) có mối nghi ngờ sanh khởi, biết về sự phạm tội, biết cách thoát khỏi tội. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản,[11] (không có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh,[12] (không có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp (abhidhamma), (không có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật (abhivinaya),[13] (không có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, (có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật, (có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không biết về sự phạm tội, không biết về sự không phạm tội, không biết về sự phạm tội nhẹ, không biết về sự phạm tội nặng, không được khéo truyền thừa hai bộ giới bổn Pātimokkha một cách chi tiết, không khéo phân tích, không khéo thực hành, không khéo xác định theo từng điều hoặc từng phần phụ thuộc. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị biết về sự phạm tội, biết về sự không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ, biết về sự phạm tội nặng, được khéo truyền thừa hai bộ giới bổn Pātimokkha một cách chi tiết, khéo phân tích, khéo thực hành, khéo xác định theo từng điều hoặc từng phần phụ thuộc. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không biết về sự phạm tội, không biết về sự không phạm tội, không biết về sự phạm tội nhẹ, không biết về sự phạm tội nặng, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị biết về sự phạm tội, biết về sự không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ, biết về sự phạm tội nặng, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Dứt mười sáu nhóm năm của phần “Nên ban phép tu lên bậc trên.”

[99] Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không thành tựu vô học giới uẩn, không thành tựu vô học định uẩn, không thành tựu vô học tuệ uẩn, không thành tựu vô học giải thoát uẩn, không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị thành tựu vô học giới uẩn, thành tựu vô học định uẩn, thành tựu vô học tuệ uẩn, thành tựu vô học giải thoát uẩn, thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân không thành tựu vô học giới uẩn và không giúp người khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân không thành tựu vô học định uẩn và không giúp người khác đạt được vô học định uẩn, bản thân không thành tựu vô học tuệ uẩn và không giúp người khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát uẩn và không giúp người khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân không thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và không giúp người khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị bản thân thành tựu vô học giới uẩn và giúp người khác đạt được vô học giới uẩn, bản thân thành tựu vô học định uẩn và giúp người khác đạt được vô học định uẩn, bản thân thành tựu vô học tuệ uẩn và giúp người khác đạt được vô học tuệ uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát uẩn và giúp người khác đạt được vô học giải thoát uẩn, bản thân thành tựu vô học giải thoát tri kiến uẩn và giúp người khác đạt được vô học giải thoát tri kiến uẩn, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có đức tin, không có sự hổ thẹn (tội lỗi), không có sự ghê sợ (tội lỗi), biếng nhác, niệm bị quên lãng, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có đức tin, có sự hổ thẹn (tội lỗi), có sự ghê sợ (tội lỗi), có nỗ lực tinh tấn, có niệm được thiết lập, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy, ít học hỏi, trí kém, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị không bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, không bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, không bị hư hỏng về tri kiến thuộc tri kiến sái quấy, nghe nhiều, có trí tuệ, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ khi đệ tử hay học trò bị bệnh, (không có khả năng để) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải (khi đệ tử hay học trò) có sự chán nản, (không có khả năng để) giải tỏa hoặc nhờ người giải tỏa đúng theo Pháp (khi đệ tử hay học trò) có mối nghi ngờ sanh khởi, không biết về tội, không biết cách thoát khỏi tội, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để phục vụ hoặc kiếm người phục vụ khi đệ tử hay học trò bị bệnh, (có khả năng để) khuyên giải hoặc nhờ người khuyên giải (khi đệ tử hay học trò) có sự chán nản, (có khả năng để) giải tỏa hoặc nhờ người giải tỏa đúng theo Pháp (khi đệ tử hay học trò) có mối nghi ngờ sanh khởi, biết về tội, biết cách thoát khỏi tội, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, (không có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (không có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp, (không có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật, (không có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị có khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, (có khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật, (có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng tà kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: Là vị không biết về sự phạm tội, không biết về sự không phạm tội, không biết về sự phạm tội nhẹ, không biết về sự phạm tội nặng, không được khéo truyền thừa hai bộ giới bổn Pātimokkha một cách chi tiết, không khéo phân tích, không khéo thực hành, không khéo xác định theo từng điều hoặc từng phần phụ thuộc, chưa đủ mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện khác nữa nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ: Là vị biết về sự phạm tội, biết về sự không phạm tội, biết về sự phạm tội nhẹ, biết về sự phạm tội nặng, được khéo truyền thừa hai bộ giới bổn Pātimokkha một cách chi tiết, khéo phân tích, khéo thực hành, khéo xác định theo từng điều hoặc từng phần phụ thuộc, được mười năm hoặc hơn mười năm. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu hội đủ sáu điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.

(Dứt mười sáu[14] mhóm sáu của phần “Nên ban phép tu lên bậc trên.”)

[100] Vào lúc bấy giờ, có người trước đây theo ngoại đạo trong khi được thầy tế độ nói về vấn đề thuộc Giáo Pháp đã bắt bẻ lời dạy của thầy tế độ rồi chuyển sang khu vực của chính ngoại đạo ấy. Người ấy đã quay trở lại lần nữa và cầu xin các tỳ khưu sự tu lên bậc trên. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, người nào trước đây theo ngoại đạo trong khi được thầy tế độ nói về vấn đề thuộc Giáo Pháp đã bắt bẻ lời dạy của thầy tế độ rồi chuyển sang khu vực của chính ngoại đạo ấy, người ấy đi đến thì không nên cho tu lên bậc trên. Này các tỳ khưu, người nào khác trước đây theo ngoại đạo mong mỏi sự xuất gia trong Pháp và Luật này, mong mỏi việc tu lên bậc trên, nên ban cho vị ấy bốn tháng parivāsa.[15] Này các tỳ khưu, nên ban cho như vầy:

Trước tiên, nên bảo cạo bỏ râu tóc, bảo khoác lên các tấm vải màu ca-sa, bảo đắp thượng y một bên vai, bảo đảnh lễ ở chân các vị tỳ khưu, bảo ngồi chồm hổm, bảo chắp tay lên, và nên bảo rằng: “Ngươi hãy nói như vầy”:    

Tôi đến với đức Phật là nơi nương nhờ (Tôi xin quy y Phật).
Tôi đến với đức Pháp là nơi nương nhờ (Tôi xin quy y Pháp).
Tôi đến với đức Tăng là nơi nương nhờ (Tôi xin quy y Tăng).

Lần thứ nhì, tôi đến với đức Phật là nơi nương nhờ.
Lần thứ nhì, tôi đến với đức Pháp là nơi nương nhờ.
Lần thứ nhì, tôi đến với đức Tăng là nơi nương nhờ.

Lần thứ ba, tôi đến với đức Phật là nơi nương nhờ.
Lần thứ ba, tôi đến với đức Pháp là nơi nương nhờ.
Lần thứ ba, tôi đến với đức Tăng là nơi nương nhờ
.”

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo ấy nên đi đến hội chúng, nên đắp thượng y một bên vai, nên đảnh lễ ở chân các tỳ khưu, ngồi chồm hổm, chắp tay lên, và nên nói như vầy:

Bạch các ngài, tôi tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Bạch các ngài, tôi đây cầu xin hội chúng bốn tháng parivāsa.”

Nên được cầu xin lần thứ nhì. Nên được cầu xin lần thứ ba.

Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

“Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Vị ấy cầu xin hội chúng bốn tháng parivāsa. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên ban cho vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo bốn tháng parivāsa. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị này tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo mong mỏi việc tu lên bậc trên trong Pháp và Luật này. Vị ấy cầu xin hội chúng bốn tháng parivāsa. Hội chúng ban cho vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo bốn tháng parivāsa. Đại đức nào đồng ý việc ban cho bốn tháng parivāsa đến vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Bốn tháng parivāsa đã được hội chúng ban cho vị tên (như vầy) trước đây theo ngoại đạo. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế này là người đạt yêu cầu (ārādhako), như thế này là người không đạt yêu cầu (anārādhako).

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế nào là người không đạt yêu cầu?

Này các tỳ khưu, trường hợp người trước đây theo ngoại đạo đi vào làng quá sớm và trở về quá trễ. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo lai vãng với đĩ điếm (vesiyāgocaro), lai vãng với góa phụ, lai vãng với gái lỡ thời, lai vãng với người vô căn,[16] lai vãng với tỳ khưu ni. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, có những công việc gì đó lớn nhỏ của các vị có Phạm hạnh cần phải làm, trong những trường hợp ấy người trước đây theo ngoại đạo lại không khéo léo, không kiên nhẫn, không có được những tìm tòi cách giải quyết các vấn đề ấy, không đủ khả năng làm, không đủ khả năng hướng dẫn người khác làm. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo không có ước muốn mãnh liệt trong việc đọc tụng, (không có ước muốn mãnh liệt) trong việc tìm hiểu ý nghĩa, (không có ước muốn mãnh liệt) trong tăng thượng giới, (không có ước muốn mãnh liệt) trong tăng thượng tâm, (không có ước muốn mãnh liệt) trong tăng thượng tuệ.[17] Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng khi được nghe lời chê bai về vị thầy, về quan điểm, về đức tin, về khuynh hướng của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên hoan hỷ, vui vẻ, hài lòng khi được nghe lời chê bai về Phật Pháp Tăng; trở nên hoan hỷ, vui vẻ, hài lòng khi được nghe lời khen ngợi về vị thầy, về quan điểm, về đức tin, về khuynh hướng của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng khi được nghe lời khen ngợi về Phật Pháp Tăng. Này các tỳ khưu, đây là điểm chủ yếu trong việc không đạt yêu cầu của người trước đây theo ngoại đạo. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người không đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo đã đi đến (nếu) là người không đạt yêu cầu như thế ấy thì không nên cho tu lên bậc trên.

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế nào là người đạt yêu cầu?

Này các tỳ khưu, trường hợp người trước đây theo ngoại đạo đi vào làng không quá sớm và trở về không quá trễ. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo không lai vãng với đĩ điếm, không lai vãng với góa phụ, không lai vãng với gái lỡ thời, không lai vãng với người vô căn, không lai vãng với tỳ khưu ni. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, có những công việc gì đó lớn nhỏ của các vị có Phạm hạnh cần phải làm, trong những trường hợp ấy người trước đây theo ngoại đạo là khéo léo, kiên nhẫn, có được những tìm tòi cách giải quyết các vấn đề ấy, có đủ khả năng làm, có đủ khả năng hướng dẫn người khác làm. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo có ước muốn mãnh liệt trong việc đọc tụng, (có ước muốn mãnh liệt) trong việc tìm hiểu ý nghĩa, (có ước muốn mãnh liệt) trong tăng thượng giới, (có ước muốn mãnh liệt) trong tăng thượng tâm, (có ước muốn mãnh liệt) trong tăng thượng tuệ. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu còn có điều khác nữa, người trước đây theo ngoại đạo trở nên hoan hỷ, vui vẻ, hài lòng khi được nghe lời chê bai về vị thầy, về quan điểm, về đức tin, về khuynh hướng của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng khi được nghe lời chê bai về Phật Pháp Tăng; trở nên giận dữ, không hoan hỷ, không hài lòng khi được nghe lời khen ngợi về vị thầy, về quan điểm, về đức tin, về khuynh hướng của phái ngoại đạo mà từ đó người ấy đã chuyển sang; trở nên hoan hỷ, vui vẻ, hài lòng khi được nghe lời khen ngợi về Phật Pháp Tăng. Này các tỳ khưu, đây là điểm chủ yếu trong việc đạt yêu cầu của người trước đây theo ngoại đạo. Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo như thế ấy là người đạt yêu cầu.

Này các tỳ khưu, người trước đây theo ngoại đạo đã đi đến (nếu) là người đạt yêu cầu như thế ấy thì nên cho tu lên bậc trên.

Này các tỳ khưu, nếu người trước đây theo ngoại đạo là trần truồng đi đến, y là trách nhiệm thuộc về thầy tế độ cần được tìm kiếm. Nếu người có tóc chưa được cắt đi đến thì hội chúng nên được thông báo về việc cạo tóc (bhaṇḍukamma). Này các tỳ khưu, những người là các vị thờ lửa là các đạo sĩ bện tóc, (nếu) các vị ấy đã đi đến thì nên cho tu lên bậc trên, không cần ban cho parivāsa đến những người ấy. Lý do của điều ấy là gì? Này các tỳ khưu, những người ấy là những người thuyết về Nghiệp, là những người thuyết về Nhân Quả (kiriyavādī). Này các tỳ khưu, nếu người trước đây theo ngoại đạo là người thuộc dòng Sākya (Thích Ca) đi đến, khi người ấy đã đi đến thì nên cho tu lên bậc trên, không cần ban cho parivāsa đến người ấy. Này các tỳ khưu, ta ban cho đặc ân ngoại lệ này đến các thân quyến.

Phần nói về người trước đây theo ngoại đạo.

(Dứt Tụng phẩm thứ bảy)


[1] Dvādasa + nahuta = 12 nahuta. Chúng tôi theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa là: 1 nahuta = 10.000, như vậy 12 nahuta = 120.000. Từ điển “A dictionary of the Pali Language” của Robert Cæsar Childers ghi là: 1 nahuta = 10.000.0004, tức là 28 con số không (0) sau con số một, như thế 12 nahuta là một con số quá lớn, không hợp lý trong trường hợp này.

[2] Dasavāso: Ngài Buddhaghosa giải thích là “dasasu ariyavāsesu vutthavāso = sự cư trú trong mười pháp của bậc Thánh” (H.T. Minh Châu dịch là “Mười Thánh cư,” xem kinh Phúng Tụng, phần Mười Pháp, Kinh Trường Bộ, hoặc chương 10 pháp, phẩm 2, Kinh Tăng Chi Bộ).

[3] Ngài Buddhaghosa giải thích là vị thông hiểu về “dasakammapatha = mười đường lối tạo nghiệp” gồm có mười nghiệp bất thiện và mười nghiệp thiện (liên quan đến thân có 3, khẩu có 4, và ý có 3): không sát sanh, không trộm cắp, ..., không tà kiến ác.

[4] Ngài Buddhaghosa giải thích là “mười pháp của bậc vô học” gồm có: Chánh kiến, chánh tư duy, ..., chánh trí, chánh giải thoát (chương 10 pháp, phẩm 11, Kinh Tăng Chi Bộ)

[5] Saddhivihārika: vị sống chung trú xá (dịch theo từ).

[6] Theo lời giải thích của ngài Mahāsamaṇa Chao, nếu gấp đôi y lại sẽ có đường gấp ở chính giữa, phần giữa này sẽ ở phần sau lưng khi trùm y vào và là phần thường bị hư hỏng trước nhất do sự cọ xát. Cách gấp y như vầy để hạn chế điều ấy (Vinayamukha 2, trang 75).

[7] Ngài Buddhaghosa giải thích là sự rèn luyện về tâm từ.

[8] Tăng thượng giới (adhisīla) gồm bốn tội pārājika và mười ba tội saṅghādisesa.

[9] Tăng thượng hạnh (ajjhācāra) là các tội còn lại thuộc năm nhóm tội của giới bổn Pātimokkha.

[10] Ba điều này được ghi lại theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa.

[11] Ngài Buddhaghosa giải thích abhisamācārikā là phận sự được quy định ở trong Khandhaka tức là Mahāvagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm).

[12] Ngài Buddhaghosa giải thích ādibrahmacariyakā là phần quy định dành cho bậc hữu học.

[13] Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa: Hướng dẫn về Thắng Pháp là có khả năng hướng dẫn về sự phân biệt Danh Sắc, và hướng dẫn về Thắng Luật là hướng dẫn về toàn bộ Tạng Luật.

[14] Đếm lại chỉ có mười bốn nhóm sáu.

[15] Trường hợp vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa (tăng tàng) có che giấu muốn được trong sạch trở lại phải xin hành phạt cũng có tên là parivāsa. Tuy có tên gọi giống nhau nhưng phận sự thực hành không giống nhau.

[16] Từ Pālipaṇḍaka nói về người nam paṇḍaka. Về người nữ các từ được tìm thấy là paṇḍikā, itthipaṇḍikā, itthipaṇḍaka. Từ tiếng Anh tương đương là “eunuch” được dịch sang tiếng Việt là “hoạn quan, thái giám.” Lâu nay, chúng tôi hiểu theo ý nghĩa thông thường đó. Gần đây, chúng tôi tìm thấy từ “jātipaṇḍaka” mới biết thêm được là có hạng người paṇḍaka bẩm sanh. Dựa theo phần giảng giải của giới pārājika (bất cộng trụ) thứ nhất ở Mahāvibhaṅga (Bộ Phân Tích Giới Bổn), chúng tôi có được khái niệm là hạng này không có bộ phận sinh dục (việc xác định nam hay nữ là do các đặc tính khác). Chúng tôi dùng từ “vô căn” để dịch từ paṇḍaka theo như đã được sử dụng trong một số bản dịch của các vị tiền bối. Đối nghịch với hạng người này, còn có hạng người “ubhatovyañjana,” chúng tôi tạm dùng từ Việt là “lưỡng căn” thì có luôn cả hai bộ phận sinh dục nam và nữ.

[17] Adhisīla: Tăng thượng giới là giới bổn Pātimokkha. Adhicitta: Tăng thượng tâm là sự tu tập các loại định hợp thế. Adhipaññā: Tăng thượng tuệ là sự tu tập (các tâm) Đạo Siêu Thế (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01a | 01b | 01c | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda Nguyệt-Thiên đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 04-06-2005