BuddhaSasana Home Page

Viet-Pali, with VU-Times font


Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode), CN-Times hay Arial Unicode MS

Học Pali qua kinh tụng

Tỳ kheo Inda Canda
(Trương Đình Dũng)


[ 01]

BÀI HỌC CĂN BẢN
(Chỉ trình bày một cách khái quát)

Các loại từ của ngôn ngữ Pāli gồm có hai loại:

1. Loại biến thể: danh từ, đại từ, tính từ, động từ, v.v... Các tiếp vĩ ngữ thường được thêm vào cuối từ căn bản để xác định ý nghĩa và vai trò của từ ấy trong câu văn.

2. Loại bất biến: trạng từ, giới từ, liên từ, v.v... không thay đổi, giữ nguyên cấu trúc được tìm thấy trong tự điển.

DANH TỪ

Là loại từ biến thể, gồm có:

- ba (3) tánh: nam tánh, nữ tánh, trung tánh;
- tám (8) cách biến thể; và
- hai (2) số: số nhiều và số ít.

Ví dụ: Danh từ trung tánh "puñña" được biến thể ở cách thứ nhất (và cách thứ hai) số ít là puññaṃ, và cách thứ nhất số nhiều là puññāni v.v...

Tám cách biến thể:

1. Cách thứ nhất (chủ từ cách): dùng làm chủ từ ở trong câu, chi phối động từ.

2. Cách thứ hai (trực tiếp cách): thường được làm túc từ trực tiếp của động từ trong câu.

Ví dụ: Buddho dhamma deseti = Đức Phật thuyết pháp.

Buddho: danh từ, nam tánh, cách thứ nhất của "buddha," số ít = Đức Phật.

Dhammaṃ: danh từ, nam tánh, cách thứ hai của "dhamma," số ít = Giáo pháp.

Buddha và dhamma là từ nguyên sẽ gặp lúc tra tự điển. Để ý sự khác biệt về tiếp vĩ ngữ "o" thay thế cho "a" ở cách thứ nhất số ít và "" được thêm vào ở cách thứ hai số ít.

Buddha saraṇa gacchāmi = Tôi quy y Phật.

Buddhaṃ: danh từ, nam tánh, cách thứ hai của "buddha," số ít = đức Phật. Buddha làm túc từ trực tiếp cho động từ "gacchati."

3. Cách thứ ba (sử dụng cách): giải thích công cụ, động cơ, lý do, v.v... của động từ, thường được dịch là: do, bởi, với, bằng, v.v...thường có mặt của hai từ saha và saddhiṃ.

Ví dụ: Buddho nimantito bhikkhusaṅghena saha = Đức Phật được thỉnh cùng với Tăng chúng tỳ khưu. Chú ý "ena" là tiếp vĩ ngữ của cách thứ ba số ít.

4. Cách thứ tư (gián tiếp cách): thường được làm túc từ gián tiếp của động từ trong câu.

Ví dụ: Upāsako Ānandassa āyasmato cīvaraṃ deti = Vị cư sĩ dâng y cà sa đến ngài A-nan-đa.

5. Cách thứ năm (xuất xứ cách): thường dùng để mô tả nơi xuất phát của hành động, nguyên do của vấn đề, v.v...

Ví dụ: Yuvatī vāṇijamhā maṇiṃ kiṇāti = Cô gái mua ngọc từ người thương buôn.

6. Cách thứ sáu (sở hữu cách): mô tả sự phụ thuộc vào người, vật khác, v.v...

Ví dụ: Puttānaṃ assā nagaraṃ āgacchiṃsu = Những con ngựa của các cậu con trai đã đi đến thành phố.

7. Cách thứ bảy (vị trí cách): mô tả về nơi chốn, địa điểm, v.v...

Ví dụ: Ekaṃ samayaṃ Buddho Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme = Một thời, đức Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, khu rừng Jeta, trong vườn của Anāthapiṇḍika. Ví dụ này gồm có các cách thứ nhất, cách thứ hai, cách thứ sáu, và cách thứ bảy.

8. Cách thứ tám (xưng hô cách): để kêu gọi tạo sự chú ý trong lúc nói chuyện.

Ví dụ: Dve’me bhikkhave antā pabbajitena na sevitabbā = Này các tỷ kheo, có hai thái cực không nên thực hành bởi vị xuất gia.

So sánh sự biến cách của danh từ nam tánh và trung tánh tận cùng bằng a:

Danh từ nam tánh: putta = người con trai

 

Số ít

Số nhiều

Cách thứ nhất:

putto

puttā

Cách thứ hai:

puttaṃ

putte

Cách thứ ba:

puttena

puttebhi, puttehi

Cách thứ tư:

puttāya, puttassa

puttānaṃ

Cách thứ năm:

puttā, puttasmā, puttamhā

puttebhi, puttehi

Cách thứ sáu:

puttassa

puttānaṃ

Cách thứ bảy:

putte, puttamhi, puttasmiṃ

puttesu

Cách thứ tám:

putta, puttā

puttā

Danh từ trung tánh: phala = trái cây, kết qủa

 

Số ít

Số nhiều

Cách thứ nhất:

phalaṃ

phalā, phalāni

Cách thứ hai:

phalaṃ

phale, phalāni

Cách thứ ba:

phalena

phalebhi, phalehi

Cách thứ tư:

phalāya, phalassa

phalānaṃ

Cách thứ năm:

phalā, phalasmā, phalamhā

puttebhi, puttehi

Cách thứ sáu:

phalassa

phalānaṃ

Cách thứ bảy:

phale, phalamhi, phalasmiṃ

phalesu

Cách thứ tám:

phala, phalā

phalāni

Ngoài ra còn có danh từ thuộc nam, nữ, và trung tánh tận cùng bằng nguyên âm: a, ā, i, ī, u, ū và phụ âm như: n, nt, v.v... có cách biến thể khác nhau. Nên xem qua các dạng biến thể của chúng và có sẵn tài liệu để tham khảo lúc cần thiết. Chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược để quý vị có một khái niệm tổng quát và không có ý định đi sâu vào chi tiết như các sách văn phạm thường trình bày.

ĐỘNG TỪ

Động từ trong ngôn ngữ Pāli được sắp xếp vào 7 nhóm tuỳ theo cấu trúc của chúng và được biến thể tuỳ theo hai (2) loại: tự động và tha động; ba (3) thời: quá khứ, hiện tại, vị lai; hai (2) thể: thụ động và chủ động; ba (3) ngôi: thứ nhất, thứ nhì, thứ ba; hai (2) số: số ít và số nhiều.

Ví dụ: Động từ nhóm thứ nhất, loại tự động: Pacati = pac + a + ti : nấu

Thời hin ti:

Số ít

Số nhiều

 

Ngôi thứ ba:

(So) pacati = hắn ta nấu

(Te) pacanti

= Chúng nó nấu

Ngôi thứ hai:

(Tvaṃ) pacasi = anh nấu

(Tumhe) pacatha

= Các anh nấu

Ngôi thứ nhất:

(Ahaṃ) pacāmi = tôi nấu

(Mayaṃ) pacāma

= Chúng tôi nấu

Các đại từ như so, te, tvaṃ, v.v... thường được hiểu ngầm vì các cách biến thể đã giúp cho người đọc nhận biết được động từ được chia ở ngôi, số, thời nào, v.v...

Quý vị sẽ học hiểu thêm về văn phạm khi nghiên cứu chi tiết của các bài kinh.

-ooOoo-

Ðầu trang | 00 | 01 | 02  

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Inda Canda đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 01-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 01-04-2004