BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


LÀM SAO THỰC HÀNH GIÁO LÝ CỦA ÐỨC PHẬT
Hòa thượng K. Sri Dhammananda

[02]

RELIGIONS CAN BE DIVIDED
INTO TWO GROUPS

We can classify all existing religions into two groups: Religions which are based entirely on faith, and religions based on mental purity rather than faith, those who emphasise faith more than purity believe that they can gain their final salvation through their ardent faith alone. To them mental purity is not an important aspect. That is why they say that no one can gain salvation by observing morals and precepts without also development a strong faith in god. Buddhism in the other hand teaches that faith is not the most important aspect but purity of the mind is. When we have purity in the mind coupled with wisdom, we can never hold wrong ideas as the real truth. Faith alone cannot purify the mind to remove doubts so as to help us understanding the truth.

 

People can uphold a wrong belief without analysing it or without having any sense of reasoning because they are afraid that if they do they might lose their faith and thus also lose their chance to gain salvation. The Buddha's advice on the other hand is, before accepting any belief as the truth, it is for us to study, investigate, practise and see the results for ourselves in the end. When we come to a conclusion after having made a thorough analytical investigation, we gain confidence in the truth, as we have satisfactorily verified it for ourselves. By realising the truth ourselves, we naturally gain confidence. This is neither mere faith nor belief but realisation. The Buddha's advice is neither to believe nor to reject anything at first hand. As we have human minds to enable us to think soberly, we must therefore give a chance to our minds to think independently and understand things in their correct perspective. We should not think that we just cannot understand. Some people who are very lazy to understand things as they really are and so seek the easy way out by just surrendering themselves to what the others say, because they have no self confidence in themselves. A true Buddhist on the other hand has self-respect, knowing fully well that he is responsible for himself, his actions and his salvation. 'No one saves us but ourselves, the Buddha show us the correct way'.

TÔN GIÁO CÓ THỂ CHIA THÀNH
HAI NHÓM

Chúng ta có thể xếp những tôn giáo hiện hữu thành hai nhóm: Những tôn giáo hoàn toàn căn cứ theo niềm tin, và những tôn giáo căn cứ theo sự thanh tịnh của tinh thần hơn là niềm tin. Những người nhấn mạnh niềm tin hơn là thanh tịnh tin tưởng đạt được cứu rỗi tối hậu chỉ cần một niềm tin mãnh liệt là đủ. Với những người này thanh tịnh tâm thần không phải là một khía cạnh quan trọng. Cho nên họ nói rằng không ai có thể đạt được cứu rỗi bằng tôn trọng luân lý và giới luật mà không phát triển một niềm tin mạnh mẽ vào đấng thiêng liêng. Phật Giáo, mặt khác, lại dạy niềm tin không phải là một khía cạnh quan trọng nhất nhưng thanh tịnh của tâm thần mới là quan trọng nhất. Khi tâm trí thanh tịnh đi đôi với trí tuệ, chúng ta không bao giờ nắm giữ ý tưởng sai lầm là chân lý. Niềm tin không thôi không thể thanh tịnh hóa được tâm trí để loại bỏ các mạn nghi cũng như để giúp đỡ chúng ta hiểu được sự thật.

Người ta có thể duy trì một niềm tin sai lầm chẳng phân tách hay cũng chẳng có lấy một ý thức lý luận nào vì họ sợ rằng làm như vậy họ có thể mất niềm tin và như vậy họ mất cơ duyên đạt được cứu rỗi. Lời khuyên của Ðức Phật, mặt khác là trước khi chấp nhận bất cứ niềm tin nào là chân lý, chúng ta phải nghiên cứu, điều tra, thực hành và nhìn thấy kết quả cho chính mình lúc cuối cùng. Bằng cách hiểu được chân lý do chính mình, đương nhiên chúng ta đạt được lòng tin tưởng. Ðó chẳng phải là niềm tin và tín ngưỡng mà là sự hiểu biết rõ ràng. Lời khuyên của Ðức Phật là chẳng tin ngay hay bác bỏ ngay bất cứ điều gì lúc ban đầu. Vì chúng ta có trí óc của con người giúp cho chúng ta điềm tĩnh suy nghĩ, cho nên chúng chúng ta phải để tâm trí của chúng ta có cơ hội suy gẫm độc lập (không bị ảnh hưởng) và hiểu những điều theo đúng viễn cảnh của nó. Chúng ta đừng nên nghĩ là chỉ vì chúng ta không thể hiểu nổi. Một số người lười biếng không chịu suy gẫm sâu xa vấn đề, không cố gắng tìm hiểu những điều đó thực sự như thế nào, tìm cách dễ dàng cho qua vấn đề bằng cách tự đầu hàng cái gì mà người khác nói vì họ không có lòng tự tin nơi chính họ. Một Phật Tử chân chính, mặt khác, tự trọng, hiểu biết tường tận cái mà mình chịu trách nhiệm cho chính bản thân, hành động và sự cứu rỗi của chính mình. 'Không ai có thể cứu chúng ta nhưng chính chúng ta tự cứu chúng ta, Ðức Phật chỉ cho ta con đường chính xác'.

THREE OTHER SIMPLE METHODS
(Dana, Sila and Bhavana)

So far we have learned from the preceding paragraphs that to lead a practical Buddhist way of life we must essentially develop Moral Discipline (Sila), Concentration (Samadhi) and Wisdom (Panna).

There are three other simple methods to practise Buddhism. They are: Dana, Sila and Bhavana. Dana (Generosity) means contributing or sacrificing something for the benefit of others. But this must be done without any ulterior or selfish motive. Then what is the purpose of giving? The real Buddhist attitude of Dana is not the act of giving in the hope of gaining some reward in return, but to reduce selfishness. We commit enormous mistakes and disturb others owing to our own selfishness. So when we contribute something for the benefit of others we actually reduce our own selfish desires and in its place we develop love, kindness and understanding. That is the way to start a Buddhist way of life for our spiritual development.

BA PHƯƠNG PHÁP ÐƠN GIẢN KHÁC
(Bố Thí, Trì Giới và Thiền Ðịnh)

Cho đến nay chúng ta đã học từ những chương trước đây để dẫn đến thực hành con đường của người Phật Tử, chúng ta cần thiết phát triển Luân Lý Kỷ Luật (Giới), Tập Trung Tư Tưởng (Ðịnh) và Trí Tuệ (Huệ).

Có ba phương pháp đơn giản hơn để thực hành Phật Pháp. Ðó là: Bố Thí, Trì Giới và Thiền Ðịnh. Bố Thí (Dana) có nghĩa là đóng góp hay hy sinh cái gì đó để làm lợi ích cho người khác. Bố thí phải được thi hành không ẩn ý hay do động lực ích kỷ. Mục đích chính của bố thí là gì? Thái độ chân chính của người Phật Tử về bố thí là việc bố thí không hy vọng để được đền ơn, nhưng là để giảm bớt lòng ích kỷ. Chúng ta phạm nhiều lầm lỗi và làm phiền hà người khác vì lòng ích kỷ của chính chúng ta. Cho nên khi chúng ta góp phần cho lợi ích người khác chính là ngay bây giờ chúng ta giảm thiểu lòng ham muốn vị kỷ của chúng ta và thế vào tính xấu ấy chúng ta phát triển tình thương, hảo tâm và hiểu biết. Ðó là cách thức khởi đầu con đường đời sống của người Phật Tử để mở mang tinh thần.

1. SILA

The second stage is Sila. As we all know Sila means development of moral conduct which we have discussed earlier. There are however five important precepts for lay Buddhists to observe with regard to Sila. They are abstaining from killing, stealing, sexual misconduct, telling lies and taking intoxicating drinks and drugs. When we observe these noble principles, we not only cultivate our religious way of life but also render a better service to others by allowing them to live peacefully. By leading a pure life according to the Noble Eightfold Path, we become noble ourselves and life becomes more meaningful. Those who are spiritually advanced see no meaning at all in material possessions and worldly powers, so they renounce the mundane world and observe more precepts in order to gain more peace and happiness.

Many people observe their religious commandments or laws in the firm belief that if they violate any such any commandments, a god will punish them. Fear of god or fear of punishment therefore acts as a deterrent and is the main reason which makes them observe religious laws. Thus they 'do good' not because they are themselves intrinsically good, acting from a pure mind, but because they suppress evil thoughts out of fear of punishment.

The evil thought is merely suppressed without understanding its source; not entirely eradicated, it lies dormant in the mind. It can therefore manifest itself at any time when the mind is not guarded. If anyone says that he does not like to kill just because of fear of punishment from god, then that will only indicate that he has not cultivated his mind to reduce cruelty and hatred and hence has not developed mercy towards others. Such humane qualities would not have existed had it not been for the perpetual fear of punishment from god. He only maintains fear for his own personal safety with a selfish motive. When Buddhists observe the precept' not to kill' they are not concerned with any fear of punishment but they consider the danger of cruelty and suffering which they create towards others. By considering the danger of the act of killing they will, in this way, refrain from killing. They then give a chance to their minds to cultivate virtues such as kindness, compassion, sympathy and understanding. They also observe all the other Buddhist principles in the same manner. With regard to this act of killing, the Buddha says: 'If you cannot understanding why killing others is bad, then consider it in this way: When another person comes and tries to kill you, think of how you would feel at this very moment. How you would try to escape and what sort of physical and mental suffering or anguish you would have to experience? This more than enough for you to understand why it is bad. If you cannot understand why stealing is bad then think of how you would feel should others come and take away your belongings'. This concept is summarised in the Dharmapada like this:

All tremble at the rod
All fear death
Considering this
One should neither strike
Nor cause to kill

This is a practical approach to daily living and should not be regarded as a theory nor even as a commandment coming from an authority or a supreme being who is both executioner and rewarder. By using our human knowledge we should understand the bad effects of evil deeds. Some people might say that they are forbidden to do certain things just because their religion says no. But that is not the way for a mature person to follow as to what to do and not what to do. When we uphold all our precepts, we should not think that we are observing them only for our own benefit. When you stop killing and disturbing people, they can expect to live peacefully because you do not create fear in their minds. What a wonderful contribution that would be to others. If you do not rob, lie and swindle others they can have security, happiness and so live peacefully. If everyone in this country could follow these noble principles of moral conduct, how happy will all be!

1. GIỚI

Bậc thứ hai là Giới (Sila). Như chúng ta đã biết Giới có nghĩa là phát triển hạnh kiểm mà chúng ta đã nói trên đây. Tuy nhiên có năm giới quan trọng cho người cư sĩ phải gìn giữ. Người cư sĩ cấm không được giết, trộm cắp, tà dâm, nói dối và dùng các chất rượu hay ma túy. Khi chúng ta giữ những nguyên tắc cao quí đó, chúng ta không chỉ trau dồi đường lối tôn giáo trong cuộc đời mà cũng giúp ích nhiều cho người khác, để người khác sống an lạc. Sống một cuộc đời thanh tịnh theo đúng bát chánh đạo cao quí, chúng ta trở nên cao thượng và cuộc sống trí thành nhiều ý nghĩa. Những ai tinh thần tiến bộ không màng đến của cải vật chất và quyền thế trần tục, từ bỏ thế tục và giữ thêm nhiều giới nữa, sẽ đạt được an lạc và hạnh phúc nhiều hơn nữa.

Nhiều người tuân theo những lời răn trong tôn giáo hay những luật lệ với một niềm tin kiên quyết là nếu họ vi phạm bất cứ điều răn nào ấy, đấng thiêng liêng sẽ phạt họ. Cho nên việc sợ đấng thiêng liêng hay sợ bị trừng phạt hành động như ngăn cản và là lý do chính làm cho họ phải tuân theo luật lệ tôn giáo. Do vậy họ làm "tốt" không phải vì bản chất của họ tốt, hành động từ một tâm trí thanh tịnh, mà vì lẽ họ muốn diệt tư tưởng tội lỗi khỏi sợ bị trừng phạt.

Tư tưởng tội lỗi bị diệt chẳng hiểu nguyên nhân; không hoàn toàn bị nhổ hết gốc rễ vẫn nằm trong đầu óc. Cho nên các tư tưởng này bất cứ lúc nào cũng có thể xuất hiện nếu như tâm trí không được gìn giữ canh chừng. Nếu một người nào đó nói là không thích giết chỉ vì sợ đấng thiêng liêng trừng phạt, cho thấy người đó không được trau dồi để giảm thiểu độc ác, sân hận và do đó không phát triển lòng thương xót người khác, những đức tính của con người không hiện hữu mà là sự sợ hãi triền miên sự trừng phạt của đấng thiêng liêng. Người đó sợ hãi cho an ninh của chính mình do động lúc của vị kỷ. Khi người Phật Tử giữ giới "không giết hại", họ không bận tâm đến một hình phạt nào nhưng họ quan tâm đến cái nguy hiểm của độc ác và khổ đau tạo ra cho người khác. Bởi quan tâm đến cái nguy hiểm của hành động giết hại, người Phật Tử, vì lẽ ấy, gìn gió không giết hại. Họ còn có dịp để cho trí óc được trau dồi đức hạnh như hảo tâm, từ bi, cảm tình và hiểu biết. Họ cũng giữ tất cả những nguyên tắc của người Phật Tử khác trong đường lối như vậy. Về hành động giết hại Ðức Phật nói: "Nếu bạn không hiểu rằng giết hại người khác thì xấu xa, bạn hãy nghĩ như thế này: Khi một người nào đó đến và cố gắng giết bạn, bạn nghĩ như thế nào và cảm thấy như thế nào lúc đó. Làm thế nào để thoát được, thể xác và tinh thần đau đớn như thế nào hay nỗi thống khổ mà bạn phải chịu đựng ra sao?" Chừng đó quá đủ để bạn bạn hiểu hành động giết hại là xấu xa. Nếu bạn không hiểu tại sao trộm cắp là xấu hãy nghĩ đến bạn cảm nghĩ như thế nào khi có người đến lấy của cải của bạn? Quan niệm đó được tóm tắt trong kinh Pháp Cú như sau:

Ai cũng run sợ trước gậy gộc
Ai cũng sợ chết
Nhận thức như vậy (Suy lòng ta ra lòng người)
Ta chẳng nên vũ phu
Và cũng chẳng gây nên giết chóc.

Ðó là hướng đi thực hành cho đời sống hàng ngày và không nên coi như một lý thuyết hay cả đến là một lời răn từ một chức quyền hay một nhân vật tối thượng vừa là người hành pháp vừa là người ban thưởng. Bằng cách sử dụng kiến thức nhân loại, chúng ta nên hiểu những quả xấu từ những hành động tội lỗi. Một số người có thể nói rằng họ bị cấm không thi hành một số điều chỉ vì tôn giáo nói như vậy. Nhưng đó không phải là đường lối cho một người chín chắn biết theo cái gì phải làm và cái gì không nên làm. Khi chúng ta giữ tất cả những giới luật, chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta giữ giới vì lợi ích của riêng chúng ta. Khi bạn ngưng giết hại và phiền hà người khác, những người này được sống yên ổn vi lẽ bạn không tạo niềm sợ hãi trong tâm trí họ. Bạn đã đóng góp đẹp đẽ đến nhường nào cho người khác. Khi bạn không trộm cắp, không nói dối và lừa đảo người khác, những người này có thể sống an toàn, hạnh phúc và an lạc hơn. Nếu mọi người trong nước gắng sức áp dụng các nguyên tắc cao quí về hạnh kiểm này, chúng ta sẽ hạnh phúc đến nhường nào!

2. WHY RELIGION IS NEEDED

Human being by nature are sometimes not reliable and so they do violate principles. That is why a religion is needed to train them. In the past we were scared of natural phenomena like lightning and thunder, wild animals, ghosts and devils. Later we realised that many of our past beliefs in ghosts and devils were unfounded and were merely imaginary. Today we can ignore them. What we need to fear however are ruthless human beings who are out to destroy our peace and happiness. It is difficult to reform humans to make them reliable persons. In a way animals could be regarded as more admirable than people. Although animals have no religion, they follow nature. They are only guided by the instinct for survival and never attack others except in self defense or for food. They have no deceit.

 

It is the human mind that must have a religion to think and understand. Man needs moral standards to reduce selfishness and deceit. Man can turn and twist his mind for his own ends and to his personal advantage. To straighten the crookedness of the human mind, religion is necessary. Albert Einstein once said: "Atomic energy has shaken and changed the whole world; but even that powerful atomic energy cannot change man's nature". It is still crooked, unreliable and dangerous as it has been from earliest times. But religion can change this mind for a better purpose if people really uphold the religious principles.

 

Here we must define what is meant by religion. For Buddhists, 'Religion' means something very different from the normally accepted meaning of the word. Buddhism as a religion envisages the human being as a devout person working in accord with the Teachings of the Buddha towards achieving his own salvation by doing good and purifying the mind. The teaching of the Buddha does not place any reliance on prayer, supplication and ritual. That is why the Buddha had repeatedly advised us to study the nature of the mind. We can thus understand where our weaknesses lie and only then can we find the suitable solution to get rid of our weaknesses to save ourselves. Buddhism teaches Self-Reliance.

2. TẠI SAO TÔN GIÁO LẠI CẦN THIẾT?

Con người theo thiên nhiên đôi khi không tin tưởng được nên đã vi phạm các nguyên tắc. Cho nên tại sao tôn giáo lại cần thiết để dạy dỗ con người? Trong quá khứ chúng ta sợ hãi những hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, dã thú, ma và quỷ. Sau này chúng ta hiểu được những niềm tin quá khứ vào ma quỷ là vô căn cứ và chỉ do tưởng tượng mà thôi. Ngày nay chúng ta có thể không cần để ý đến nữa. Cái mà chúng ta cần sợ hãi là cái nhẫn tâm của con người đang gắng sức phá hoại hòa bình và hạnh phúc của chúng ta. Thật là khó khăn để cải tạo con người thành những người tin cậy. Trong một chiều hướng nào đó con vật có thể coi như được đáng khâm phục hơn con người. Mặc dù con vật không tôn giáo, chúng theo thiên nhiên. Chúng chỉ được hướng dẫn theo bản năng tự nhiên để sống còn và không bao giờ tấn công (vật hay người) khác ngoại trừ trường hợp tự bảo vệ hay vì miếng ăn. Chúng không gian dối.

Trí óc của con người phải có một tôn giáo để suy gẫm và hiểu biết. Con người cần phải có trình độ luân lý để giảm bớt vị kỷ và gian dối. Con người có thể quay lại và uốn quanh trí óc của mình đến kết thực riêng của mình và cho lợi lạc cho cá nhân mình. Ðể làm cho thẳng cái tính quanh co của trí óc con người, tôn giáo rất cần thiết. Albert Einstein có lần nói: "Năng lực nguyên tử đã làm rung động và thay đổi tất cả thế giới; nhưng dù năng lực nguyên tử mạnh như vậy cũng không thay đổi được bản tính tự nhiên của con người". Vẫn còn quanh co lừa đảo, không tin cậy được, và nguy hiểm như hồi xưa từ thuở ban đầu. Nhưng tôn giáo có thể thay đổi trí óc ấy vào mục đích tốt đẹp hơn nếu người ta giữ vùng các nguyên tắc tôn giáo.

Nơi đây chúng ta phải định nghĩa tôn giáo là gì. Với người Phật Tử, "tôn giáo" có nghĩa điều gì khác hơn điều được chấp nhận thông thường trên thế giới.Phật Giáo là một tôn giáo vạch ra chúng sanh là một người nhiệt tình hành động hòa hợp với Giáo Lý của Ðức Phật để đi đến tối hậu tự cứu rỗi lấy mình bằng cách làm việc thiện và thanh tịnh tâm trí. Giáo Lý của Ðức Phật không để sự tin tưởng nào vào cầu nguyện, van xin và nghi lễ. Cho nên Ðức Phật nhắc đi nhắc lại lời khuyên của Ngài về nghiên cứu bản chất của trí óc. Như vậy chúng ta có thể hiểu nhược điểm của chúng ta nằm chỗ nào để chúng ta có thể tìm được giải đáp thích nghi thoát khỏi các yếu điểm và tự cứu lấy mình. Phật Giáo dạy chúng ta lòng Tự Tin.

3. MEDITATION

The last stage or third stage is Bhavana or meditation for the development of the mind. Without Bhavana we cannot achieve the aim or the purpose of our life. The purpose of life is to see an end to our suffering. Then, what is meditation? When we develop the mind by eradicating mental impurities we gain purity. We strive with great effort to reach the peak of perfection. The only way to achieve this final goal is for us to practise meditation as taught by the Buddha. Although we have achieved some progress in modern society and have changed from striving for mere survival to some measure of physical pleasure and comfort, there is however, no real corresponding development in man's mind. People have used their wider knowledge of the physical world only to create more temptation and excitement and they regard such 'discoveries' as development. They organise various activities to cater to our physical needs and advertise them to create temptation.

 

In the past, people did not resort to crass commercialism to influence the mind and to create desire. Now, through the media of television, cinemas, erotic dances, lewd magazines and many other such entertainments, excitement is created. Human passions are aroused to such a degree that immoral practices have become rampant. These do not in any way calm the mind and give peace. But this does not mean that we should condemn everything that please the senses. We cannot deny that art and culture do please the senses. They do so in such a way that raises the human spirit and encourages reflection and repose. The purpose of cultural activities such as Folk dancing, Singing, Theatre and many other kinds of arts are to make man more aware of his existence; they relax and calm the mind without arousing the base passions. It is accepted that human beings do have emotions. They should be catered for by providing suitable and wholesome entertainment without arousing the wild nature latent in the human mind.

 

In fact if there is nothing to occupy the mind, then that mind can become very violent and intolerant. The saying 'An idle mind is the devil's workshop' is indeed very true. Therefore decent cultural practices should be introduced to calm the mind and provide an understanding of the nature of our existence. It is regrettable to note how the modern consumer society has polluted cultural activities and abused the splendour of our ancient cultural practices.

3. THIỀN ÐỊNH

Bậc cuối cùng là Bhavana hay Thiền Ðịnh để mở mang tâm trí. Không có thiền định chúng ta không hoàn thành được mục tiêu hay mục đích của đời chúng ta. Mục đích của đời chúng ta là nhìn thấy sự chấm dứt khổ đau của chúng ta. Rồi, cái gì là Thiền Ðịnh? Khi chúng ta phát triển tâm trí bằng cách nhổ tận gốc rễ những bất tịnh của tâm thần, chúng ta đạt được thanh tịnh. Chúng ta phấn đấu tận tình cố gắng để tiến tới tột đỉnh của hoàn mỹ. Con đường duy nhất để hoàn thành mục tiêu cuối cùng cho chúng ta là thực hành thiền định do Ðức Phật dạy. Mặc dù chúng ta đã hoàn tất được một vài tiến bộ trong xã hội hiện đại và có thay đổi từ phấn đấu để sống còn thành một vài biện pháp về lạc thú vật chất và tiện nghi; tuy nhiên việc trên không đúng hẳn về việc mở mang tâm trí của con người. Người ta đã dùng sự hiểu biết rộng rãi về thế giới vật lý chỉ để tạo thêm nhiều cám dỗ và kích thích, người ta coi những sự "khám phá" đó là phát triển. Người ta tổ chức nhiều hoạt động để phục vô cho như cầu vật chất và quảng cáo các việc này để tạo cám dỗ.

Trong quá khứ, người ta không cần đến thương mại thô bỉ để tạo ảnh hưởng tinh thần và gây ham muốn. Hiện nay, qua trung gian của truyền hình, chiếu bóng, vó điệu khêu gợi, tạp chí khiêu dâm, và nhiều loại giải trí khác như vậy, kích thích được tạo nên. Dục vọng của con người tăng lên đến múc độ mà những thực hành vô luân trở nên lan tràn. Những loại trên đây không chút nào làm tâm thần bình thản và an lạc. Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta phải kết án mọi điều làm vừa lòng các giác quan. Chúng ta không thể chối bỏ nghệ thuật và văn hóa cũng làm vừa lòng các giác quan. Nghệ thuật và văn hóa làm như vậy để nâng cao tinh thần con người và khuyến khích phê phán và phối hợp hài hòa. Mục đích của các hoạt động văn hóa như vũ điệu bình dân, ca hát, sân khấu và nhiều loại nghệ thuật khác là để làm cho con người nhận thức được có sự hiện hữu của các loại này. Những hoạt động này giúp tâm thần thoải mái và bình thản không gây nên những dục vọng cố hữu. Con người được chấp nhận có những xúc cảm nhưng những hoạt động này phải là để phục vô bằng cách cung cấp loại giải trí thích hợp và lành mạnh không làm cho bản chất man rợ tiềm ẩn trong đầu óc con người trỗi lên.

Thật ra nếu không có gì trong đầu óc, tâm trí có thể trở nên hung bạo và tàn nhẫn. Câu châm ngôn 'Một đầu óc bệnh hoạn là xưởng làm việc của ma quỷ' đương nhiên thật đúng. Cho nên việc thực hành văn hóa nghiêm chỉnh nên được khai thị để trấn tĩnh tâm trí và đem đến một sự hiểu thấu bản chất cuộc sống của chúng ta. Thật là đáng tiếc nhận thấy xã hội tiêu thụ hiện đại đã ô nhiễm hoạt động văn hóa và lạm dụng cái đẹp huy hoàng của sự thực hành văn hóa cổ xưa như thế nào.

 01 | 02 | 03

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thích Tâm Quang, Chùa Tam Bảo, California đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 04-2002)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 06-04-2002