This article is written in Vietnamese, using Unicode Times font

Lời Khuyên Cho Ðời Sống Ðạo

(Tricyle - The Buddhist Review)


  1. Không nên sùng bái hay tôn thờ đối với bất kỳ giáo điều, học thuyết, hay một tư tưởng nào, cho dù đó là Phật giáo. Hệ thống tư tưởng của đạo Phật là phương tiện chỉ dẫn, đó không phải là chân lý tuyệt đối.

  2. Không nên nghĩ rằng tri thức mà ta có ngày hôm nay là bền vững tuyệt đối. Hãy tránh xa những tư duy chật hẹp và đừng tôn thờ cái nhìn của ngày hôm nay. Hãy đừng cố chấp vào những quan điểm của mình, để mở rộng tâm nhìn và đón nhận những quan điểm khác. Chân lý được tìm thấy trong đời sống thực tiễn của chúng ta mà nó không đơn giản chỉ ở trên tri thức và quan niệm. Hãy chuẩn bị sẵn sàng đón nhận kinh nghiệm trong toàn cuộc sống và hãy luôn luôn quan sát sự thật ở chính bạn và thế giới chung quanh.

  3. Ðừng dùng quyền lực, đe dọa, tiền tài, thuyết giảng và ngay cả đến giáo dục để áp đặt quan điểm của mình lên người khác, dù đối với trẻ con. Tuy nhiên, sự đối thoại chân tình sẽ giúp người ta từ bỏ cuồng si và thiển cận trong lòng.

  4. Ðừng chạy trốn sự tiếp xúc với khó khăn hay nhắm mắt lại trước khổ, và cũng đừng đáng mất sự trầm tĩnh khi khổ đau đang là thực tại. Ta hãy tìm đến người đang ưu phiền và hãy chia sẻ với họ, dù bằng mối quan hệ nhân thân, sự thăm viếng, ảnh tượng hay lời nói ... Với những việc làm như vậy, bạn sẽ thức tỉnh chính mình, và những người chung quanh nhận chân được bản chất của khổ đau.

  5. Ðừng gách vác của cải về kho lẫm nhà mình, trong khi hàng triệu người đang đói khát. Ðừng lấy mục đích của đời mình là danh vọng, quyền lợi, giàu có hay sự vui thích của cảm giác. Hãy sống một cách đơn giản và cùng chia sẻ thời gian, năng lực, và nguồn lợi với những ai đang thất thểu nghèo nàn.

  6. Ðừng nắm giữ sự sân hận hay oán thù, khi nó còn sinh khởi trong tâm thức của bạn, hãy hóa giải và làm cho nó thuần phục. Ngay khi sân hận hay oán thù khởi lên, hãy chuyển sự tập trung của bạn vào hơi thở, để từ đó, bạn có thể nhìn thấy và hiểu biết rõ ràng bản chất của sân hận và oán thù, và cả bản chất của con người mà họ đã gây nên sự sân hận và oán thù.

  7. Ðừng đánh mất chính bạn trong sự tản mác của tư duy hay trong môi trường chung quanh. Thực hành tập trung vào hơi thở, để trở về với những gì đang diễn ra trong giây phút hiện tại. Duy trì sự tiếp xúc với cái tươi mát, kỳ diệu, và hãy tự chữa trị những căn bệnh ngay bên trong và xung quanh con người của bạn. Hãy gieo nhân tươi vui, hòa bình và hiểu biết trong tâm hồn của bạn để trong giao tiếp bạn luôn luôn được tỉnh thức.

  8. Ðừng thốt ra những lời nói mà có thể tạo sự bất hòa hoặc gây nên sự tan vỡ trong cộng đồng. Hãy nỗ lực hòa giải mọi xung đột.

  9. Ðừng nói điều không thật chỉ vì lợi lạc của riêng mình. Ðừng thốt ra những lời gây sự chia rẽ và oán thù. Ðững loan truyền những điều mà bạn không biết chắc. Ðừng phê bình hay kết tội những điều mà bạn còn hồ nghi. Luôn luôn nói chân thật và xây dựng, can đảm nói lên sự thật trong những tình huống không công bằng cho dù có thể bị đe dọa đến sự an toàn của bạn.

  10. Ðừng dùng cộng đồng Phật giáo cho mục đích và quyền lợi cá nhân hay biến Tăng đoàn thành đảng phái chính trị. Tuy nhiên, ta không đồng tình cho sự đàn áp, bất công, chiến tranh và xung đột.

  11. Ðừng sống vì nghề làm tổn hại đến con người và thiên nhiên. Ðừng chiếm đoạt cơ hội sống của kẻ khác. Hãy chọn nghề nghiệp mà trong đó có tình yêu thương của mình.

  12. Ðừng giết hại chúng sinh. Cũng đừng bảo người khác giết. Tìm mọi phương tiện có thể để bảo vệ cuộc sống và ngăn chặn sự chết chóc đau thương.

  13. Không giữ tài sản của người khác, nên vui mừng vì sự giàu có của người khác, nhưng phải ngăn cản họ trong sự chiếm hữu từ mồ hôi và nước mắt của người khác.

  14. Ðừng đối xử tồi với cơ thể của bạn, tập sống với nó trong sự tôn kính. Ðừng xem cơ thể như là công cụ. Hãy bảo trì những năng lượng quan trọng (sinh lý, tinh thần, hơi thở). Vấn đề tình dục không nên xảy ra trong đơn độc (không có tình yêu) và cùng với nó trong một thời gian dài.

NSGN, tháng 11-1996


Special thanks to Anh Nguyen Quang Trung for kindly retyping this article