This article is written in Vietnamese language, using Unicode Times font

Quán Thế Âm Bồ Tát Là Huynh Ðệ Của Chúng Ta

HT Tuyên Hóa


Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Nhân dịp vía đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Ðề Hải xin đăng một bài giảng của Hòa Thượng vào ngày 16 tháng 3 năm 1976 trong dịp Quán Âm Thất.

Quán Thế Âm Bồ Tát Là Huynh Ðệ Của Chúng Ta
Guanyin Bodhisattva is
Our Brother
Trong tâm mỗi chúng sanh đều có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Chúng ta ngày ngày niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, song "Quán Thế Âm" nghĩa là gì? "Quán" là quán xét âm thanh ở thế gian. "Quán" cũng là nhìn, nhưng không phải nhìn bên ngoài, mà là nhìn tâm của chúng sanh, xem chúng sanh nào tâm không còn vọng tưởng lăng xăng. Không còn vọng tưởng, tâm rỗng không, tức là khai ngộ. Do đó câu kệ nói rằng:

"Thập phương cùng tụ hội,
Ðồng học Pháp Vô-vi."

Niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng là một pháp vô vi. "Vô vi" là không làm nhưng chẳng gì là không làm -- tức là dạy chúng ta chớ khởi vọng tưởng vậy.

Khi bạn niệm "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ-tát" thì Quán Thế Âm Bồ-tát cũng niệm bạn -- hai bên cùng niệm nhau giống như bạn nhớ tưởng người thân, thì người thân của bạn cũng nhớ tới bạn vậy. Chúng ta và Quán Thế Âm Bồ-tát, từ vô lượng kiếp đến nay, chính là bà con trong Ðạo-pháp, thân thích trong Phật-pháp. Bà con kể từ lúc nào? Tính từ thời Ðức Phật A Di Ðà đấy! Ðức Phật A Di Ðà là Giáo-chủ cõi Cực Lạc ở Tây Phương và cũng là sư-phụ của Quán Thế Âm Bồ-tát. Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát giúp Ðức Di Ðà hoằng dương pháp môn Tịnh-Ðộ. Chúng ta chính là bạn đồng môn với Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát. Ðức Quán Âm Bồ-tát là vị anh cả đối với tất cả chúng sanh nào chưa vãng sinh cõi Cực Lạc, và do đó, chúng sanh là em của Ngài. Nói như vậy thì rõ ràng Ngài và chúng ta là bà con rất gần. Do đó, hễ mình nhớ tới anh mình, thì anh mình cũng nhớ tới mình. Mình là em của Ðức Quán Âm, và Ðức Quán Âm là anh của mình.

Có người nói: "Tại sao Ðức Quán Âm có thể là anh của mình đặng? Nói như vậy chẳng phải là quá đáng chăng?" Chẳng những Ðức Quán Âm xem chúng ta như em, Ngài còn xem tất cả chúng sanh là em út cả. Nếu không thế, thì sao Ngài lại tầm thanh cứu khổ? Vì sao hễ chúng sanh gặp khó khăn, Ngài liền cứu giúp? Ðó là vì Ngài xem chúng sanh như tay chân ruột thịt của Ngài vậy, cho nên Ngài mới không sợ gian khổ, đi cứu độ tất cả chúng sanh đang đau khổ ở cõi Ta Bà này. Vì thế các bạn chớ quên người anh trong Ðạo-pháp của mình -- hễ chúng ta niệm một tiếng Quán Thế Âm Bồ-tát, Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát cũng liền nhớ niệm tới chúng ta.

Khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, chính là chúng ta kêu gọi người anh của mình. Khi Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát gọi tên chúng ta, chính là Ngài gọi các đứa em, tức là các Bồ-tát tương lai, các vị Phật tương lai vậy.

Nếu xem Quán Thế Âm Bồ-tát như vậy, chúng ta càng phải thành tâm, càng phải khẩn thiết niệm tên người anh ruột trong Ðạo-pháp này, chớ để lỡ cơ hội. Khi niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ cúi đầu xuống mà phải ngước đầu lên, biểu thị một tinh thần dũng mãnh, tinh tấn. Chớ làm ra vẻ rũ rượi, lờ đờ. Khi Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát thấy bạn có tinh thần tinh tấn, Ngài sẽ nói với bạn rằng: "Hãy mau nắm lấy tay ta!" Thế rồi, Ngài sẽ đưa bạn tới thế giới Cực Lạc.

Có người nghĩ vẩn vơ rằng: "Tại sao Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát từ sáng đến tối cứ quan sát, quan sát, quan sát hoài, còn tôi thì chẳng được phép nhìn gì cả?" Bạn "nhìn" và Quán Thế Âm Bồ-tát "nhìn," hai cách nhìn khác nhau lắm. Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát nhìn bên trong, còn bạn thì nhìn ra ngoài. Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát nhìn tự tánh. Tâm tánh của Ngài giống như màn ra-đa, hiện ra tất cả mọi chúng sanh. Chúng sanh nào có vọng tưởng gì, Ngài đều biết hết. Ngài nhìn vào màn ra-đa bên trong, khác với cái nhìn của các bạn. Bởi vì chúng sanh ở cách xa Ngài quá, tuy rằng Ngài có ngàn tay ngàn mắt, song nếu dùng để nhìn vô lượng chúng sanh thì cũng không đủ dùng, không đủ nhìn. Do đó Ngài mới hồi quang phản chiếu (xoay ngược ánh sáng, chiếu rọi tự tâm), phản văn văn tự tánh (xoay ngược cái nghe, lắng nghe tự tánh). Ngài quan sát tự tánh của chúng sanh xem ai là kẻ đang chịu khổ; rồi Ngài đi cứu độ chúng sanh ấy. Nhưng bạn thì lại nhìn ra ngoài, quên bẵng trí huệ căn bản của mình. Do đó, cái nhìn của bạn với cái nhìn của Ngài hoàn toàn khác nhau.

Có người lại nghĩ rằng: "Thầy ơi! Tôi không tin điều Thầy khai thị đâu! Vì sao tôi không tin? Vì Thầy nói chúng tôi là anh em với Quán Thế Âm Bồ-tát, song Ngài là bậc thánh còn chúng tôi là phàm phu; phàm phu làm sao có thể là anh em với bậc thánh đặng? Ðiều này không hợp lý nên tôi không tin." Tốt lắm! Bạn không tin cũng được, điều bạn nói cũng có lý. Song, lý lẽ này thuộc tri kiến của kẻ phàm; bởi vì bạn chưa thâm nhập Kinh Tạng, nên chưa có trí huệ rộng sâu như biển.

Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Bồ-tát suy nghĩ như vầy: 'Ta với chúng sanh, từ vô thủy kiếp tới nay đã từng là anh em, cha mẹ, chị em, vợ chồng với nhau.' " Bạn nói bạn không tin, chẳng qua là vì bạn không hiểu rõ đạo lý Kinh Hoa Nghiêm đó thôi.

Hơn nữa, chẳng những Bồ-tát nhìn chúng sanh như vậy mà ngay cả Phật, Ngài cũng xem chúng sanh "tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta." Nếu Phật xem chúng sanh như cha mẹ thì tôi nói Quán Thế Âm Bồ-tát xem chúng sanh như anh em, có gì là không hợp lý? Bạn nói bạn không tin, đó là do bạn không đủ trí huệ, thiếu kiến thức hoặc giả cái nhìn của bạn quá hạn hẹp đó thôi.

Vì sao Phật muốn độ chúng sanh? Vì Ngài quan niệm "tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta." Vì cha mẹ của Ngài đang thọ khổ trong lục đạo luân hồi nên bất luận thế nào, Ngài cũng phải cứu họ, khiến họ được ly khổ đắc lạc.

Mỗi ngày chúng ta đều niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, đều lạy Quán Thế Âm Bồ-tát; song khi Ngài hiện thân trước mặt chúng ta thì chúng ta lại chẳng hay biết. Do đó chúng sanh chúng ta thật rất đáng thương! Vì sao Quán Thế Âm Bồ-tát hiện ra trước mặt mà chúng ta không hay biết? Ðây là thử thách cho ta (it is our big test). Khi bạn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn phải học làm sao để được như Ngài vậy. Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát thì có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực; do đó, khi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, chúng ta phải học làm sao cho có lòng đại từ, đại bi, đại nguyện, đại lực -- ai đối xử xấu với mình, mình chớ động tâm; ai mắng chửi mình, mình phải nhẫn lặng; ai đánh đập mình, mình hãy nhẫn chịu; thậm chí có ai giết hại mình, mình cũng phải chịu, coi như là trả nợ vậy! Thế nào là "trả nợ"? Ví như xưa kia mình không chửi rủa ai, thì sẽ không ai tới chửi rủa mình; xưa mình không đánh đập ai, thì cũng chẳng ai lại đánh đập mình.

Vì sao có kẻ tới chửi rủa, đánh đập hay giết hại mình? Bởi vì xưa kia, khi mình còn si mê, mình đã từng chửi rủa, đánh đập, giết hại người khác; do đó, kiếp này mình gặp phải những hoàn cảnh như vậy, và mình nên cần phải thanh toán cho sạch nợ nần xưa kia. Khi xưa, vì si mê nên mình có nợ mà không trả. Ngày nay hiểu Ðạo, mình phải chân thành trả sạch nợ kia. Hễ mình trả hết nợ thì sẽ thấy đặng Quán Thế Âm Bồ-tát và làm bà con trong Ðạo Pháp với Ngài.

Thế nên, đã niệm Quán Thế Âm Bồ-tát thì khi gặp ai chúng ta cũng chớ tìm lỗi lầm của họ. Hễ cứ xoi mói lỗi lầm của người thì mình chưa hết khổ, chưa chặt đứt gốc rễ đau khổ. Do đó các bạn hãy nhận định rõ ràng mọi cảnh giới, thấu suốt căn nguyên mọi sự. Học Phật-pháp, bạn phải biết vận dụng Phật-pháp. Nếu không biết vận dụng Phật-pháp, thì bất luận bạn tu bao lâu, Phật-pháp vẫn là Phật-pháp, mà bạn vẫn là bạn. Khi biết vận dụng thì bạn nhập làm một với Phật-pháp, không còn ngăn cách gì nữa.

Nhẫn nại là pháp tối trọng yếu. Bạn phải nhẫn được những việc khó nhẫn. Ví dụ, bạn không thích bị chửi rủa, song hễ có ai mắng bạn, bạn hãy vui vẻ nhẫn nhịn. Tuy bạn không thích bị đánh đập, song hễ ai đánh bạn, bạn hãy vui vẻ chịu đựng. Bạn không muốn chết, vì mạng người quý báu lắm; song hễ có ai muốn giết bạn, bạn hãy xem như họ giải thoát một đời nghiệp chướng cho bạn -- họ chính thật là Thiện-tri-thức đấy. Các bạn ơi! Khi học Phật-pháp, chúng ta phải đổi ngược thái độ lại mà học, tu Ðạo cũng phải đổi ngược thái độ lại mà tu! Thế nào là đổi ngược thái độ? Tức là hãy thích làm những việc mà xưa kia mình không ưa thích; việc mình chẳng ưa thì chớ bao giờ bắt kẻ khác làm.

Nếu bạn cũng hệt như những kẻ tầm thường khác: chẳng thể nhìn suốt, chẳng thể buông bỏ, chẳng thể dứt trừ sự chấp trước vào cái "tôi" và vào cái "pháp," cứ giữ chặt bốn quan điểm phân biệt mình, người, chúng sinh và thọ-giả thì bạn sẽ có rất nhiều rắc rối phiền hà. Nếu bạn biết lùi một bước thì chuyện gì cũng tự nhiên yên bình như biển lặng trời trong. Khi học Phật-pháp, chớ học đòi thứ cao thâm diệu vợi, vì rằng:

"Bình thường tâm thị Ðạo,
Trực tâm thị đạo tràng."

(Tâm bình thường -- tâm không dục vọng -- là Ðạo, Lòng thẳng thắn là đạo tràng, nơi tu hành.)

Bởi thế chúng ta cần phải có tấm lòng chính trực, thẳng thắn khi tu hành.

Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn chớ có lòng tham lam. Ðừng nghĩ: "Tôi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, tôi sẽ phát tài!" Ðó là việc không thể có! Khi bạn không tham, giàu sang có thể tới; một khi nảy lòng tham, bạn sẽ chẳng được gì đâu. Khi niệm Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát, bạn đừng khoe khoang: "Tôi tới chỗ nọ chỗ kia tham gia Thất Quán Âm. Bạn chưa hề tham gia thì đâu có bằng tôi!" Các bạn chớ khởi vọng tưởng như thế, cũng đừng ham danh, tham lợi hay thích hưởng thụ sung sướng.

Lúc niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, hãy niệm một cách bình thường, chớ cầu cạnh bất kỳ việc gì. Ðừng nên bắt chước những kẻ vừa niệm Quán Thế Âm Bồ-tát vừa nghĩ: "Tôi hiếm muộn không con, cầu xin Ðức Quán Thế Âm Bồ-tát cho tôi đứa con trai." Có người thì xin con gái; cũng có nhiều cậu niệm Quán Thế Âm Bồ-tát để cầu xin có đặng cô bồ xinh đẹp, và nhiều cô niệm Quán Thế Âm Bồ-tát để cầu gặp bạn trai -- những việc như thế đều chẳng thể được! Khi niệm danh hiệu Ðức Quán Âm, hãy quét sạch những ý tưởng dơ bẩn ấy đi. Ðừng nên có lòng tham lam, giận dữ hay si mê. Ví như ngày ngày mặc áo, chớ để ý áo đẹp hay không, chỉ cần ấm thân là tốt. Ngày ngày ăn cơm, chớ nảy lòng tham thức ngon vật lạ. Nếu có những ý tưởng ấy, bạn chẳng còn dùng chân tâm để niệm Quán Thế Âm Bồ-tát nữa. Nếu bạn quả thật thành tâm niệm đức Quán Thế Âm Bồ-tát, thì sao lại còn nghĩ tới chuyện ăn ngon, mặc đẹp? Các bạn đã quên những thứ ấy đi từ lâu rồi mới phải chứ! Chỉ có một cách là quên đi mọi chuyện thì chúng ta mới hợp nhất với Quán Thế Âm Bồ-tát đặng.

Trong lòng chúng sanh, ai ai cũng sẵn có một vị Quán Thế Âm Bồ-tát. Bây giờ chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ-tát chính là niệm Ðức Quán Âm ở lòng mình. Có người nói: "Tôi tìm trong tâm, sao chẳng thấy tâm tôi đâu hết?" Nếu bạn không có tâm, bạn chẳng cần niệm Quán Thế Âm Bồ-tát làm gì. Bởi vì chính đó (tức là bạn không có tâm) là Quán Thế Âm Bồ-tát. Quán Thế Âm Bồ-tát chính là sự không có tâm, bởi vì Ngài hoàn toàn không khởi vọng tưởng, cũng chẳng có tham, sân, si. Ngài không bao giờ tính toán hôm nay mặc áo gì cho đẹp, ăn món gì cho thật ngon, hoặc muốn hưởng thụ đồ cúng dường gì. Ngài không chấp trước gì cả, không mong cầu gì hết. Việc Ngài làm là cứu độ chúng sanh, nguyện cho tất cả chúng sanh ly khổ đắc lạc, liễu sanh thoát tử, thành tựu Phật Ðạo. Ngài không mong cầu gì ở chúng sanh cả. Ngài mong cho chúng sanh có thể chân chánh hiểu rõ Phật-pháp, hết sạch tham, sân, si.

Khi niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, chớ nghĩ lăng xăng suốt ngày: "Sáng ra chẳng ăn gì cả, tối lại cũng chẳng có trà uống, thật khổ quá mức! Chịu không nổi nữa rồi, mau mau cuốn gói chạy thôi!" Tu hành như vậy thật chẳng có giá trị gì cả!

There's a Guanshiyin Bodhisattva inside the mind of every living being. Every day we recite Guanshiyin Bodhisattva's name. But what does "Guanshiyin Bodhisattva" mean? "Guan" means "to contemplate", to contemplate all the sounds in the world. To contemplate also means to look. But it doesn't mean looking at things outside; it means looking into the minds of living beings. It's looking to see which living being is free of random thoughts. Once those thoughts are gone and the mind is empty, then one can become enlightened. Therefore, a line of verse states:

"People have gathered from the ten directions to study the unconditioned."

All of the good men and good women who've come together in this assembly from the ten directions are cultivating "unconditioned dharmas." Reciting the name of Guanshiyin Bodhisattva is also an unconditioned dharma. Being unconditioned means "there is nothing done and yet there is nothing left undone." This unconditioned dharma is a method for helping us get rid of random thoughts.

When you recite "Namo Guanshiyin Bodhisattva" Guanshiyin Bodhisattva is also mindful of you; there is a mutual mindfulness. It is like when you are thinking about your family members and they are also thinking about you. From limitless eons in the past Guanshiyin Bodhisattva and we have been relatives in Dharma. When did this time begin? What time am I talking about? I'm talking about a time that began with Amitabha Buddha. Amitabha Buddha is the Teaching Host in the Western Land of Ultimate Bliss. He is Guanshiyin Bodhisattva's teacher and Guanshiyin Bodhisattva helps Amitabha Buddha to propagate the Pure Land Dharma door. We are the Dharma brothers of Guanshiyin Bodhisattva. Guanyin Bodhisattva is the elder brother of all living beings who have not yet been born in the Land of Ultimate Bliss. We living beings are his younger siblings. If I explain it this way, then we become very close relatives. So we are mindful of our brother, and our brother also keeps us in mind. We are Guanyin Bodhisattva's younger brothers, and Guanyin Bodhisattva is our elder brother.

Someone is saying. "How can Guanshiyin Bodhisattva be my elder brother? Doesn't that make me too exalted?" Not only does Guanyin Bodhisattva regard us as his younger brothers he treats all living beings as his younger brothers. Otherwise why would he listen to our sounds and come rescue us from our suffering'? When we living beings get ourselves into trouble, why would Guanshiyin Bodhisattva want to help us out? It's because he sees that all living beings are just the same as his own hands and feet, his own flesh and bones. For this reason, Guanyin Bodhisattva fears neither trouble nor difficulty, and comes to rescue all the living beings who are suffering here in this Saha World. Therefore, none of us should forget our Dharma brother. When we mindfully recite "Namo Guanshiyin Bodhisattva " one time, Guanyin Bodhisattva is also mindful of us.

When we call out to Guanshiyin Bodhisattva, we're calling our elder brother. Guanshiyin Bodhisattva then calls out to his younger brothers who are future Bodhisattvas and future Buddhas. If we can regard Guanshiyin Bodhisattva in this way, we'll be even more sincere. We should recite the name of our Dharma brother as sincerely as we can. Don't miss this chance! But as we recite the name of Guanshiyin Bodhisattva, we shouldn't let our heads droop down. We should lift our heads up and recite with courageous, heroic vigor. Don't appear listless or apathetic. When Guanshiyin Bodhisattva sees our spirit, he'll say to us, "Quickly take my hand!" Then he'll take us toward the Western Land of Ultimate Bliss.

Someone else may be idly thinking, "Why is Guanshiyin Bodhisattva looking, looking, looking all day long? And why am I not allowed to look at anything at all?" You should know that your looking and Guanshiyin Bodhisattva's looking aren't the same. Guanshiyin Bodhisattva looks inside, but you look outside. Guanshiyin Bodhisattva looks at his own nature. He has every living being on his radar screen. Guanshiyin Bodhisattva knows all the idle thoughts that living beings are indulging in. Guanshiyin is always looking at his inner radar. Therefore, the things he looks at and the things you took at are not the same. Because some living beings are far away from him, even a thousand hands and a thousand eyes are not enough. He wants to look at limitless numbers of living beings, but he cannot see them all. For this reason he "reverses the light to reflect within." He turns his hearing back and listens to his own nature. He looks at the living beings of his self nature. He wants to know the pain and suffering they are experiencing, then he goes to save those living beings. On the other hand you are looking outside, forgetting all about your inherent wisdom. That's why I said your looking and his looking are different.

Someone else is having another random thought. "Dharma Master, I don't believe what you're saying at all. Why not? You say we're the brothers of Guanshiyin Bodhisattva, but Guanshiyin Bodhisattva is a sage, while we're common mortals. How could common mortals be brothers of a sage? This is very illogical, and I don't buy it." Okay, you may disbelieve as you choose. Your point is well taken. However, your principle expresses the viewpoint of an ordinary person. Because you haven't deeply penetrated the treasury of Sutras, your wisdom isn't as deep as the sea.

The Flower Adornment Sutra says: "The Bodhisattva has this thought: From time without beginning to the present, all living beings and I have been brothers. We have been fathers and mothers to each other. We have been sisters to each other. We have been husbands and wives to each other."' You told me you didn't believe; that's simply because you don't understand the truths in the Flower Adornment Sutra.

Not only does the Bodhisattva see living beings in that way but even the Buddha contemplates living beings and knows that all men were his fathers in the past, and all women were his mothers. Since the Buddha sees living beings as his fathers and mothers, that is why I said Guanyin Bodhisattva sees living beings as his brothers and sisters. How could this principle be unreasonable? You don't believe simply because you don't have this kind of wisdom and knowledge. Or it may be that you don't have enough experience. That's why you're so ignorant and skeptical.

Why does the Buddha want to rescue living beings'? Because he can see that, "All men have been my father, and all women have been my mother." His fathers and mothers are suffering in the six destinies of rebirth. So he wants to rescue living beings at all costs and help his parents escape suffering and attain bliss.

Every day we recite the name of Guanshiyin Bodhisattva and bow to Guanshiyin Bodhisattva, but when Guanshiyin Bodhisattva appears in person before us, we don't recognize him. That's why I say we living beings are extremely pitiable. What do I mean that if Guanshiyin Bodhisattva appeared in person before us, we wouldn't recognize him? It's our big test. When we recite Guanshiyin Bodhisattva's name, we should learn to be like him. Guanshiyin Bodhisattva possesses great kindness, great compassion, great vows, and great strength. When we recite his name, we should also learn to have his great kindness, great compassion, great vows and great strength. No matter who mistreats us, our minds must remain calm.

No matter who curses at us, we should endure it. No matter who hits us, we should bear it. Even if someone were to kill us, we should also bear it patiently, and recognize it as our rightful due. Why should we see it as our due? Because if we hadn't scolded others in the past, others wouldn't curse at us now. If we hadn't hit someone in the past, he certainly wouldn't come to beat us now. Why would someone want to curse at us, hit us, or kill us? Because in the past, when we were stupid and ignorant, we cursed at him, beat him, or killed him. So in this present life, the same situation has happened to us, and we should repay the debts that we accrued in the past. In the past out of ignorance, we didn't make good our debts. Now that we understand we should honestly acknowledge the unpaid debts. Once our debts are paid, we can see Guanshiyin Bodhisattva, and we can truly count as one of Guanshiyin Bodhisattvas Dharma relatives.

When we are reciting Guanyin Bodhisattva's name, we shouldn't criticize other people as soon as we meet them. If we're always looking at the faults of others, it proves that our own suffering hasn't come to an end. We haven't pulled up the roots of suffering. So all of us must clearly recognize the situations that occur. We must thoroughly understand the Dharma. People who study the Buddhadharma have to be able to use the Buddhadharma. If we cannot use it then no matter how long we cultivate, the Buddhadharma merely remains Buddhadharma, and we are simply us. But if we know how to use it, then we can become one with it; we become indivisibly united with the Buddhadharma.

Patience is of utmost importance; you must endure the things that you ordinarily find unendurable. For instance, maybe you don't want to put up with a scolding, but if someone scolds you, you should be happy about it. Perhaps you don't want to be beaten, but if someone beats you, you should be even happier. Perhaps you don't wish to die, because life is very precious. However, if someone wants to kill you, you should think, "This death can deliver me from the karmic obstacles of this life. He is truly my wise teacher." So all of you should appreciate the Buddhadharma from the opposite side; learn to flip it over. Cultivating the Way is, in fact cultivating from the reverse. How do we flip it over? It is simply a matter of learning to like what you dislike. You shouldn't, however pass on to other peoples the things that you don't like.

If you're like ordinary people who cannot see through or renounce things, if you have not emptied out attachments to self and to dharmas. And if you have the marks of self, others, living beings, and a life span, then you'll have lots of trouble. If you can step back and consider things calmly, then no matter what happens, you'll always be able to put things in perspective and take them in stride. As we study Buddhism, we shouldn't go looking for its truths in lofty and profound places. There is a saying, "The ordinary mind is the Way; the straight mind is the place of cultivation."

We should have a straightforward attitude as we cultivate the Way.

As we recite the name of Guanshiyin Bodhisattva we shouldn't cling to greedy. Don't say, "I hope that by reciting Guanyin Bodhisattva's name, I can strike it rich.' That's impossible! You might get rich if you don't have any greed, but as soon as you become greedy you won't attain any wealth. Also, there's no need to publicize the fact that you're reciting Guanyin Bodhisattva's name. Don't say to others, "I'm better than you, because I joined a Guanyin Recitation Session at such and such a place, and you didn't." Don't have such vain thoughts. Don't crave fame or benefits and don't be greedy for luxuries or pleasure.

Recite Guanshiyin Bodhisattva's name with an ordinary attitude. Don't scheme or hope for rewards. Don't be like the people who recite the Bodhisattva s name while thinking, "I don't have a son yet. I hope Guanyin Bodhisattva will bring me a son." Other people seek daughters. Some boys recite the name of Guanshiyin Bodhisattva hoping to attract a pretty girlfriend. Some girls seek a boyfriend. That's not allowed! When we recite Guanshiyin Bodhisattva's name we should sweep away all such dirty thoughts. Purge thoughts of greed, anger, and stupidity. For example, we should pay no attention to whether the clothes we wear are pretty or not. If they protect us from the cold, that's enough. We shouldn't view our daily food like a gourmet who loves delicacies. If you have such vain thoughts then you haven't recited Guanyin Bodhisattva name with a true mind. If you held Guanshiyin Bodhisattva's name with a true mind, how could you possibly care about eating tasty food or wearing pretty clothes? You should've forgotten all that long ago. The only way to become one with Guanshiyin Bodhisattva is to forget everything else.

There's a Guanshiyin Bodhisattva inside the mind of every living being. As we recite and recollect Guanyin Bodhisattva, we're simply recollecting the Guanyin Bodhisattva inside our minds. Someone may say "I'm looking inside for my mind; why can't I find it? "

If you truly have no mind, then you don't need to recite Guanyin Bodhisattva's name because just that is Guanyin Bodhisattva. Guanshiyin Bodhisattva doesn't have a mind. He doesn't indulge in any idle thoughts and he is totally free of greed, hatred, and stupidity. Guanshiyin Bodhisattva doesn't think, "Today I'll wear some pretty clothes eat some delicious food? Or enjoy some special offerings. He has no attachments and seeks nothing whatsoever. What he does is rescue living beings. He wants all living beings to leave suffering attain bliss end their birth and death and accomplish Buddhahood, yet he seeks nothing from living beings. He hopes that living beings will be able to truly understand the Buddhadharma and become free of greed, anger and stupidity.

As we recite Guanshiyin Bodhisattva's name, we shouldn't be indulging in idle thoughts all day long. We shouldn't say, "I didn't eat anything at all this morning, and tonight there won't be any tea to drink. This is too much suffering! I can't take it. I'm going to run away!" Someone who cultivates with that attitude is worthless.


(Trích Ðặc san Bồ Ðề Hải, số 31, 1997, California, USA,
https://www.saigon.com/~fopusa/)