BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tủ sách Nghiên cứu Phật học

Giáo tài A Tỳ Ðàm

Hòa thượng Saddhammajotika

Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt,
Sài gòn, 1989


Phần [04]

NAAMAVIITHI LÀ GÌ?

* Viithi là quy trình hay hệ thống, vậy tiếng Naamaviithi có nghĩa là quy trình hay hệ thống diễn hoạt của danh pháp tức tâm thức. Trong bốn pháp chân đế chỉ có danh pháp và sắc pháp mới có hệ thống diễn hoạt mà thôi. Ở đây, ta đang nghiên cứu về hệ thống ấy của danh pháp, trích từ bộ Abhidhammatthasangaha trong phần Pavattisangaha.

Khi trình bày về hệ thống diễn hoạt của danh pháp, Ngài Anuruddha nhắm đến hai thời điểm: Pa.tisandhikaala (lúc tái tục) và Pavattikaala (lúc bình nhật) dựa trên ba khía cạnh: Vật, Môn Cảnh.

Toàn bộ Siêu Lý Pháp chỉ nói đến sáu bộ lục (Chakka):

- Vatthuchakka
- Dvaarachakka
- Aaramma.nachakka
- Vi~n~naa.nachakka
- Vithii chakka
- Visayappavattichakka.

Ở Chương ba (Pariccheda III) của bộ A.S (Abhidhammatthasangaha mahaa.tiikaa) đã có trình bày đầy đủ sáu bộ lục này; nhưng qua đến Chương tư, khi giải về hệ thống diễn hoạt của danh pháp, Ngài Anuruddha lập lại một lần nữa ba bộ lục: Vatthuchakka, DvaarachakkaAaramma.nachakka. Sở dĩ như vậy là vì Ngài xét thấy tầm quan trọng của chúng đối với vấn đề đang trình bày. Ta nên nhớ rằng sáu thức có được là nhờ sự góp mặt của vật, Môn và cảnh. Một khi thiếu mất ba yếu tố này thì sáu thức không thể hiện khởi.

-ooOoo-

Puc: - Tiếng Visayappavatti vừa nói trên, nghĩa là gì? hãy cho biết con số chính xác về nó trong các câm khách quan (viithicitta) và chủ quan (viithimuttacitta).

Vis: Visayappavatti là diễn biến của cảnh. Visaya ở đây đồng nghĩa với Aaramma.na. Cảnh của tâm chủ quan gồm có ba: Nghiệp cảnh (Kammaaramma.na), Nghiệp tướng cảnh (Kammanimittaaramma.na) và thú tướng cảnh (Gatinimittaaramma.na). Còn cảnh của tâm khách quan thì có sáu hoặc tám.

a) Kể có sáu là: Atimahantaaramma.na (cảnh rất lớn), Mahantaaramma.na (cảnh lớn), Parittaaramma.na (cảnh nhỏ), Atiparittaaramma.na (cảnh rất nhỏ), Vibhuutaaramma.na (cảnh rõ), avibhuutaaramma.na (cảnh không rõ)

b) Kể có tám là: Atimahantaaramma.na, mahantaaramma.na, parittaaramma.na, ativibhuutaaramma.na,vibhuutaaramma.na, avibhuutaaram- ma.na, ativibhuutaaramma.na.

Puc: - Tâm lộ nói theo Môn và Thức như thế nào?

Vis: Tâm lộ nói theo Môn thì có sáu: Lộ nhãn môn (cakkhudvaaraviithi)... (manoviithi).

Tâm lộ nói theo Thức cũng có sáu: Lộ nhãn thức (cakkhuvi~n~naa.naviithi)..., Lộ ý thức (manovi~n~naa.naviithi).

Puc: Trong vi~n~naa.nachakka ấy, manovi~n~naa.na chỉ cho những tâm nào? Visayappattatti (cảnh đồ) của lộ ngũ môn (pa~ncadvaara) gồm có mấy? Kể ra?

Vis: Trong vi~n~naa.nachakka, manovi~n~naa.na (ý thức) chỉ cho 79 tâm (trừ ngũ song thức). Cảnh của lộ ngũ môn có 4: Rất lớn, lớn, nhỏ, và rất nhỏ.

Puc: Hãy giải rõ bốn loại cảnh vừa kể.

Vis: Cảnh rất lớn là cảnh ngũ trong một tâm lộ có đủ 7 thứ tâm. Cảnh lớn là cảnh ngũ trong một tâm lộ có 6 thứ tâm. Cảnh nhỏ là cảnh ngũ môn tâm lộ có 5 thứ tâm. Cảnh rất nhỏ là cảnh ngũ trong một tâm lộ chỉ có tâm hữu phần rúng động (bhavangacalana).

Puc: Hãy cho biết thời gian tồn tại (tuổi thọ) của danh pháp - Sắc pháp và hãy dẫn chứng một câu kinh nào đó về vấn đề này  (khỏi phải dịch).

Vis: Danh pháp chỉ tồn tại trong một sát-na đại rồi diệt mất. Mỗi sát-na đại có 3 sát-na tiểu: Upaadaakkha.na, .Thitikha.naBhangakha.na.

Tuổi thọ của sắc pháp lâu hơn danh pháp 17 lần, tức là tồn tại suốt 15 sát-na tiểu. Sau đây là một câu Paali minh dẫn

Uppaada.thitibhangavasena
Kha.nattaya.m ekacittakkha.na.m naama,
Taani pana sattarasa cittakkha.naani.
Ruupadhammaanamaayu

Puc: Sát-na (Kha.na) là gì? Hãy nói rõ hơn nữa về tuổi thọ của danh sắc về sự khác nhau của ba sát-na tiểu.

Vis: Sát-na là một đơn vị thời gian cực ngắn, ngắn đến mức không thể hiểu dùng ví dụ hay hình ảnh. đời sống của một cái tâm là ba sát-na tiểu, thời gian của ba sát-na này bằng nhau. Riêng về sắc pháp thì sát-na trụ là 49 sát-na tiểu ở giữa còn sát-na Sanh và sát-na Diệt chỉ là hai sát-na tiểu thôi.

Puc: Trong thời gian của một cái tróc tay búng ngón tay có bao nhiêu tâm lộ và sắc lộ trôi qua?

Vis: trong mỗi cái tróc tay, danh pháp sinh diệt một ức ko.ti lần. Còn sắc pháp thì sinh diệt năm mươi tám tỷ tám trăm hai mươi triệu (58.820.000.000) lần.

Puc: Tại sao các ngài lại bảo rằng hai sắc biểu tri (vi~n~nattiruupa) có tuổi thọ ngắn hơn 17 sát-na tâm? Cảnh sắc hiển lộ vào sát-na tiểu nào trong một sát-na (đại) của sắc.

Vis: Sở dĩ các ngài bảo rằng 2 sắc biểu tri cùng 4 sắc tướng không tồn tại suốt 17 sát-na tâm là vì 2 sắc biểu tri cùng sanh cùng diệt với tâm (với mỗi sát-na tâm). Gọi theo DukamaatikaamahantaradukaCittasahabhuno dhammaaCittaanuparivattino dhammaa; còn 4 sắc tướng thì chúng không phải sắc pháp chân đế, chúng chỉ là những biến trạng của sắc Nipphan (sắc pháp chân đế) mà thôi, nên không thể tính tuổi thọ như các sắc khác.

Cảnh sắc hiện rõ qua mắt vào một sát-na tiểu nào đó trong 49 sát- na giữa (.thitipatta) của cảnh sắc ấy.

Puc: Thế nào là hộ kiếp vừa qua (atiitabhavanga) và hộ kiếp rúng động (bhavangacalana)? Tâm hữu phần sanh lên trong lúc cảnh ngũ đã có nhưng chưa đối xúc với ngũ môn, tên gọi là gì? Lúc cảnh ngũ đã đối xúc với ngũ môn rồi, tâm hữu phần ấy mang tên gì?

Vis: Atiitabhavanga là tâm hữu phần trôi qua trong giai đoạn cảnh ngũ đã có nhưng chưa đối xúc với ngũ môn. Bhavangacalana là tâm hữu phần bị dao động (Ở đây không muốn xài tiếng giao động)bởi hấp lực ảnh hưởng của cảnh ngũ mà đã đối xúc với ngũ môn. Tâm hữu phần sinh lên trong giai đoạn cảnh ngũ đã có nhưng chưa đối xúc với ngũ môn, được gọi là atitabhavanga. Khi cảnh ngũ đã đối xúc ngũ môn rồi thì tâm hữu phần ấy được gọi là Bhavangacalana. Bhavangupaccheda là "cái cắt đứt dòng hữu phần". Sở dĩ gọi tâm hữu phần đó bằng cái tên như vậy là vì nó là tâm hữu phần rúng động (Bhavangacalana) thứ hai, đồng thời cũng là lần cuối cùng trong một tâm lộ.

Puc: Có mấy tâm đóng vai trò vừa qua, rúng động, dứt dòng trong một tâm lộ ngũ môn và ý môn?

Vis: Trong tâm lộ ngũ môn, có 15 tâm đóng vai trò của 3 tâm hữu phần vừa kể, đó là: 2 quan sát xả thọ (Upekkha santir) 8 đại quả và 5 tâm quả sắc giới Trước khi một tâm lộ ý môn diễn tiến, có 15 tâm đóng vai trò atibhavanga: quan sát xả thọ, 8 đại quả và 5 tâm quả sắc giới. Ðối với tâm lộ ý môn không có hữu phần vừa qua thì trước khi bắt đầu tâm lộ sẽ có 19 thứ tâm làm nhiệm vụ dẫn nhập: 2 quan sát xả, 8 đại quả và 9 quả đáo đại

Puc: Có mấy tâm chủ quan và bao nhiêu cảnh của tâm chủ quan (hộ kiếp)?

Vis: Tâm chủ quan gồm có 19 tâm hữu phần; cảnh của nó là một trong 3 cảnh sau đây: Kammaaramma.na, Kammanimittaaramma.naGatinimittaaramma.na.

Còn tâm khách quan (tân tâm) là những tâm được kể trong quy trình diễn hoạt (viithicitta). Cảnh của tâm khách quan hay tân tâm chính là sáu cảnh ngoài ra 3 cảnh của tâm chủ quan.

Puc: Ta biết rằng cảnh của tâm lộ ngũ môn gồm cảnh rất lớn, lớn, nhỏ, rất nhỏ?

Vis: Ðể nắm rõ điều đó, ta hãy y cứ vào số lượng hữu phần vừa qua trong mỗi tâm lộ. Tâm lộ nào có một sát-na hữu phần vừa qua, tâm lộ đó được gọi là atimahantaaramma.naviithi. Tâm lộ nào có từ 2 - 3 Hữu Phần vừa qua, ta gọi là lộ tâm cảnh lớn. Tâm lộ nào có từ 4 - 9 Hữu Phần vừa qua, ta gọi đó là lộ tâm cảnh nhỏ. Tâm lộ nào có từ 10 - 16 sát-na Hữu Phần vừa qua, ta gọi đó là lộ tâm cảnh rất nhỏ. thế thôi.

Puc: Có mấy yếu tố làm môi sinh cho tâm thập di và hữu phần khách (agantukabhavanga)?

Vis: Tâm thập di cảnh lớn, cảnh rất lớn muốn khởi lên phải do 3 yếu tố:

a) Ðổng lực trong tâm lộ đó phải là đổng lực dục giới (Kaamajavana).
b) Người dục giới (Kaamapuggala).
c) Tâm lộ đó phải bắt cảnh dục (Kaamaaramma.na). Tuy nhiên, dầu có đủ ba yếu tố này nhưng lại bị trở lực nào đó ngăn ngại thì tâm thập di vẫn không thể khởi lên.

- Nói về tâm hữu phần khách, phải do ba yếu tố sau đây mới có thể xuất hiện:

a) Ðương sự phải là người tục sinh bằng 1 trong 4 tâm đại quả thọ hỷ.
b) Ðổng lực trong tâm lộ phải là tâm sân.
c) Cảnh của tâm lộ phải là cảnh cực tốt nếu đó là cảnh rất lớn hay rất rõ.

Còn nếu chỉ là cảnh lớn hay cảnh rõ thì bất luận là cảnh cực tốt (ti.t.thaaramma.na) hoặc cảnh khá tốt (i.t.thamajjhattaaramma.na) hoặc cảnh bất toại (ani.t.thaaramma.na), cũng đều có thể giúp cho hữu phần khách khởi lên.

Puc: Ngũ môn hội đủ bao nhiêu yếu tố mới có thể bắt được cảnh ngũ. Hãy giải thích từng cảnh một trong bốn cảnh của tâm lộ ngũ môn, đồng thời nói rõ số lượng của ba loại Mandaayukaccakkhapasaada, AmandaayukacakkhapasaadaMajjhimaayukacakkhupasaada trong Atimahantaaramma.natadaalambanavaara cùng Pa.thamamahantaaramma- .naviithi:

Vis: Nhãn môn muốn bắt được cảnh sắc phải có đủ bốn yếu tố:

1) Cakkhupasaada: Thần kinh nhãn tốt.
2) Ruuparamma.na: phải có cảnh sắc cụ thể trước mắt.
3) Aaloka: Phải có đủ ánh sáng.
4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

- Nhĩ môn:

1) Sotapasaada: Thần kinh nhĩ tốt.
2) Saddaaramma.na: Phải có cảnh thinh rõ ràng
3) Aakaasa: không bị vật cách âm.

- Tỷ môn:

1) Ghaanapasaada: Thần kinh Tỷ tốt.
2) Gandhaaramma.na: Phải có cảnh khí
3) Vaayo : Phải có dịch vị
4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

- Thiệt môn:

1) Jivhaapasaada: Thần kinh thiệt tốt.
2) Rasaaramma.na: Phải có cảnh vị
3) Aapo: Sự chuyển động của không khí
4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

- Thân môn:

1) Kaayapasaada: Thần kinh thân tốt.
2) Pho.t.thabbaaramma.na: Phải có cảnh xúc (nóng, lạnh, mềm, cứng, êm, xốc...).
3) Thadda: Ðịa đại có bản tướng rõ rệt
4) Manasikaara: Phải có sự chú ý.

Cảnh ngũ nào đầy đủ bốn yếu tố tương ứng vừa kể trên thì được gọi là cảnh rất lớn. Nếu khiếm khuyết một yếu tố nào trong bốn thì gọi là cảnh lớn. (Khiếm khuyết ở đây chỉ là "yếu", không có nghĩa là không có). Nếu khiếm khuyết nhiều thì gọi là cảnh nhỏ. Nếu quá thiếu tức cả bốn yếu tố đều trong tình trạng quá yếu kém thì gọi là cảnh rất nhỏ.

Trong Atimahantaaramma.natadaalambanavaara có 37 Mandaayukacakkhupasaada, có 11 Amandaayukacakkhupasaada, và có 1 (một) Majjhimaayukacakkhupasaada.

Trong Pa.thamamahantaaramma.navithii có 34 mandaayukacakkhupasaada, 14 amandaayukacakkhupasaada, và một majjhimaayukacakkhupasaada.

Puc: Hãy giải thích thế nào là Mandaayukacakkhupasaada, amandaayukacakkhupasaadamajjhimaayukacakkhupasaada của atimahantaaramma.natadaalambanavaara?

Vis:

a) Mandaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn có tuổi thọ ít hơn cảnh sắc mà đồng sanh với hữu phần vừa qua. Nói có 37 là lấy thần kinh nhãn sinh vào sát-na diệt của tâm hữu phần thứ mười ba tính từ Hữu Phần vừa qua kể ngược lại, cho đến thần kinh nhãn mà sinh vào sát-na diệt của tâm hữu phần nằm kế trước hữu phần vừa qua (tức chỉ có thần kinh nhãn) mà sinh và diệt trước cảnh sắc).

b) Amandaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn có tuổi thọ nhiều hơn cảnh sắc mà đồng sanh với tâm hữu phần vừa qua. Kể có 11 là tính các thần kinh nhãn sinh từ sát-na trụ của tâm hữu phần vừa qua cho đến sát-na diệt của tâm khai ngũ môn (tức chỉ cho những thần kinh nhãn mà sinh và diệt sau cảnh sắc).

c) Majjhimaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn có tuổi thọ bằng với cảnh sắc mà đồng sanh với tâm hữu phần vừa qua. kể có một tức là chỉ cho thần kinh nhãn sinh vào sát-na sanh của chính tâm hữu phần vừa qua ấy (tức Hữu Phần vừa qua đầu tiên). Vậy Majjhimaayukacakkhupasaada là thần kinh nhãn mà đồng sanh đồng diệt với cảnh sắc.

Lời giải:

Trong lộ nhãn môn cảnh rất lớn chót na cảnh và lộ Pa.thamamahantaaramma.naviithi, các tiền-sanh-thần kinh nhãn đều làm duyên trợ sanh cho nhãn thức khi chúng đã diễn tiến đến giai đoạn .thitipatta. Các thần kinh nhãn này được gọi là .thitipattaniipa, và có đến 49 cái liên tục Tức là tính từ sát-na Diệt của tâm khai ngũ môn đến sát-na diệt của tâm hữu phần thứ 17 tính ngược lại. Bất cứ thần kinh nhãn nào trong 49 thần kinh nhãn đó cũng đều có thể làm duyên trợ sanh cho nhãn thức.

Các Ngài Giáo Thọ Sư tiền bối (Por) bảo rằng chỉ có Majjhimaayukacakkhupasaada mới làm duyên trợ sanh cho nhãn thức. Nhưng theo các Ngài Giáo Thọ Sư, duyên sinh cho nhãn thức được c?. Hàng học Phật nên ghi nhận cả hai ý kiến này để nghiên cứu.

Riêng về 3 giai đoạn thần kinh nhãn (mandaayukacakkhupasaada, amandaayukacakkhupasaada, majjhimaayukacakkhupasaada) trong lộ pathamamahantaaramma.naviithi cần được hiểu như sau:

- Nói Mandaayukacakkhupasaada trong tâm lộ này có 34 là tính từ sát-na Diệt của tâm hữu phần nằm kế hữu phần vừa qua cho đến sát-na Diệt của tâm hữu phần thứ 12 kể từ hữu phần vừa qua tính ngược lại.

- Nói Amandaayukacakkhupasaada có 14 là tính từ sát-na trụ của tâm Hữu Phần vừa qua cho đến sát-na Diệt của tâm khai ngũ môn.

- Nói Majjhimaayukacakkhupasaada có 1 là chỉ cho thần kinh nhãn mà đồng sanh với cảnh sắc vào sát-na sanh của tâm Hữu Phần vừa qua, và cũng đồng diệt với tâm hữu phần ấy.

Tóm lại, Học Viên Siêu Lý phải luôn nhớ những tâm điểm sau đây:

1 - Ðối với lộ nào cũng vậy, hễ muốn tìm 3 giai đoạn thần kinh nhãn thì phải tìm majjhimaayukacakkhupasaada trước đã.
2 - Lúc nào cũng vậy, majjhimaayukacakkhupasaada vẫn chỉ có một mà thôi, không thể nhiều hơn.
3- Thời điểm duy nhất mà majjhimaayukacakkhupasaada có thể hiện khởi phải là vào sát-na sanh của Hữu Phần vừa qua, không thể ở thời điểm khác được.
4- Cả ba loại .thitipattacakkhupasaada cộng chung lại luôn có số lượng là 49 cái.

Puc: Hãy trình bày quy trình sinh diễn của 4 cảnh (Visayappavatti) theo tâm lộ nhãn môn một cách thứ lớp?

Vis:

1) LỘ NHÃN MÔN CẢNH RẤT LỚN
(CAKKHUDVAA RIKAATIMAHANTAARAMMA.NAVITHII)

Trong trường hợp này, sau khi đã trải qua một tâm hữu phần, cảnh sắc sẽ hiện rõ đối với thần kinh nhãn. Tiếp theo đó, 2 tâm rúng động xuất hiện rồi khai ngũ môn, tiếp thâu, Suy Ðạc, Ðoán định sẽ lần lượt khởi lên và diệt mất từng cái một. Sau đó, một trong 29 đổng lực Dục giới sẽ khởi lên và diệt mất liên tục 7 bận. Sau 7 đổng lực sẽ là 2 tâm na cảnh, sau 2 tâm na cảnh thì hữu phần tiếp tục tái khởi.

Như vậy, trong tâm lộ trên đây có đủ 17 sát-na tâm: 1 vừa qua, 2 rúng động và 14 tâm còn lại. Khi 17 sát-na tâm này diệt mất thì cảnh sắc này được gọi là cảnh rất lớn.

2) LỘ NHÃN MÔN CẢNH LỚN

Ở đây, sau khi trải qua 2 - 3 Hữu Phần vừa qua, cảnh sắc mới hiện rõ cho thần kinh nhãn. Do đó, nó không thể tồn tại cho đến tâm na cảnh. Trong lộ tâm này, sau 7 đổng lực đã đến hữu phần ngay. Cảnh sắc này được gọi là Cảnh lớn.

3) LỘ NHÃN MÔN CẢNH NHỎ

Trong trường hợp này, sau khi đã trải qua từ 4 - 5 -6 - 7 - 8 - 9 sát-na hữu phần, cảnh sắc sẽ hiện rõ cho thần kinh nhãn. Chính vì vậy không đủ thời gian cho 7 đổng lực hiện khởi. Ở tâm lộ này, sau 2 - 3 chập Ðoán định, tâm hữu phần khởi lên lập tức. Cảnh sắc ở đây được gọi là cảnh nhỏ.

4) LỘ NHÃN MÔN CẢNH CỰC NHỎ (cực tiểu)

Trong tâm lộ này, cảnh sắc chỉ hiện rõ đối với thần kinh nhãn sau khi đã trải qua 10 - 16 sát-na hữu phần. Như vậy chúng không thể kéo dài đời sống cho đến tâm Ðoán Ðịnh, chúng chỉ sinh diễn đến chập rúng động thôi. Nói gọn là hoàn toàn không có một tâm khách quan nào cả. Cảnh sắc trong lộ này được gọi là cảnh rất nhỏ.

Puc: Hãy nói rõ cách sinh diễn của lộ nhãn môn cảnh rất lớn (cực đại) chót na cảnh theo dạng thông thường (saama~n~na) .

Vis: Cách sinh diễn của lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh theo dạng thông thường như sau:

Trước hết là Hữu Phần vừa qua, rồi tiếp theo là rúng động, Dứt dòng, Khai ngũ môn, Nhãn thức, Tiếp thâu, Suy Ðạt, Ðoán Ðịnh, 7 đổng lực, 2 na cảnh. Sau đó hữu phần lại tiếp tục tái khởi.

Puc: Trong lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh có mấy thứ tâm khách quan? Kể ra. Các thứ tâm ấy nếu tính theo sát-na thì được mấy? Nếu tính tổng số thì có bao nhiêu?

Vis: Trong lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh có được 7 thứ tâm khách quan Khai ngũ môn, nhãn thức, tiếp thâu, suy đạc, đoán định, đổng lực và na cảnh. Tính trên sát-na thì 7 thức tâm này diễn ra trong 14 sát-na: 1 khai ngũ môn, 1 nhãn thức, 1 tiếp thâu, 1 suy đạc, 1 đoán định, 7 đổng lực và 2 na cảnh. Còn như tính trên tổng số rộng rãi thì 7 thứ tâm ấy chính là 46 tâm Dục giới (trừ tứ song thức).

Puc: Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh có thể khởi lên ở hạng người nào, cõi nào?

Vis: Lộ này có thể xuất hiện ở tám hạng người và ở 11 cõi Dục giới.

Puc: Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót Ðổng lực có mấy trường hợp? Ðồng thời hãy nói rõ vấn đề người cõi của mỗi trường hợp.

Vis: Lộ này có 2 trường hợp: Có hữu phần khách (aagantukabhavanga) và không có hữu phần khách. Lộ không có hữu phần khách thì khởi lên ở 8 hạng người trong (26) cõi ngũ uẩn. Lộ có hữu phần khách thì chỉ hiện khởi ở 4 hạng người (nhị, tam nhân, sơ, nhị quả) trong 7 cõi vui dục giới.

Puc: Hãy ghi rõ số lượng chi pháp trong hai lộ: nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh trong trường hợp đổng lực sân và lộ nhãn môn cảnh cực đại chót Ðổng-lực (sân) .

Vis: Số lượng chi pháp của lộ thứ nhất:

Ti Na Da

P

C

S

.N

V

J J J J J J J

TT

10

1

1

1

1

1

3

6

- Của lộ thứ hai:

Ti Na Da

P

C

S

.N

V

J J J J J J J

BH BH

6

1

1

1

1

1

2

6

Puc: Có bao nhiêu lộ nhãn môn cảnh lớn? Các lộ ấy thuộc chót gì?

Vis: Lộ nhãn môn cảnh lớn có 4 trường hợp: 2 lộ có hữu phần khách và 2 lộ không có hữu phần khách. Cả 4 trường hợp này khi thì có hai hộ kiếp vừa qua, khi thì có 3 hộ kiếp vừa qua, và chúng đều là chót đổng lực.

Puc: Ðối với các lộ có cảnh lớn, có khi nào khởi lên bốn bận hữu phần vừa qua hay không? Hãy giải thích rõ ràng.

Vis: Trường hợp trên cũng có thể xảy ra vì đôi khi đổng lực chỉ khởi lên 6 cái. Như vậy, dầu có khởi lên bốn bận, Hữu Phần vừa qua, vẫn không choán mất thời gian của ai và như vậy lộ tâm vẫn giữ túc số là 17 sát-na. Ðối với lộ tâm này, cảnh ngũ cũng sẽ diệt mất vào sát-na diệt của tâm đổng lực thứ sáu.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực đại có hữu phần khách với lộ ngũ môn cảnh lớn có hữu phần khách khác nhau không? Khác như thế nào?

Vis: Ðối với lộ ngũ môn cảnh cực đại có hữu phần khách, cảnh ngũ phải cực kỳ tốt (atitthaaramma.na). Nhờ vậy hữu phần khách mới có thể khởi lên.

Còn đối với lộ ngũ môn cảnh lớn có hữu phần khách, thì vấn đề cảnh không quan trọng. Ani.t.thaaramma.na (cảnh xấu), itthamajjhattaaramma.na (cảnh tương đối tốt) hay là cực tốt đều có thể giúp cho hữu phần khách sanh khởi được cả. Vậy sự khác biệt giữa 2 lộ này là trên vấn đề cảnh.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực đại chót đổng lực không hữu phần khách có khởi lên đối với người cõi dục giới không? Hãy giải thích.

Vis: Lộ này có thể khởi lên nơi người dục giới (Kaamapuggala) qua các hạng người khổ, người lạc vô nhân, nhân loại và những chư thiên tái tục bằng đại quả xả thọ trong trường hợp họ bắt cảnh ngũ cực tốt (ati.t.thaaramma.na) nhưng lại có sự bất bình hay sợ hãi. Lúc đó, nếu có na cảnh thì phải là na cảnh hỷ thọ (somanassatadaalambana). Nhưng vì na cảnh hỷ thọ không thể nối theo sau đổng lực sân được nên ngay kế sau đổng lực sân, tâm chủ quan (muulabhavanga) sẽ sinh khởi nối tiếp, mà không cần tới hộ kiếp khách.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực đại và lộ ngũ môn cảnh lớn có hữu phần khách có thể khởi lên nơi hạng người nào trong cõi dục giới?

Vis: hai lộ này có thể khởi lên ở năm hạng người Dục giới: Người nhị nhân , tam nhân, bậc Dự Lưu, Nhất lai mà tái tục bằng tâm hỷ thọ và những bậc chứng thiền (jhaanalaabhii) mà đã bị hoại thiền. Với họ thì 2 lộ Hữu Phần khách này mới có thể khởi lên.

Puc: Lộ nhãn môn cảnh nhỏ có mấy trường hợp (pabheda)? Chúng thuộc chót gì? Và có thể khởi lên ở người nào, cõi nào?

Vis: lộ này có 6 trường hợp có 4 Hữu Phần vừa qua, có 5 Hữu Phần vừa qua, có 6 Hữu Phần vừa qua, có 7 Hữu Phần vừa qua, có 8 Hữu Phần vừa qua, có 9 Hữu Phần vừa qua.

Cả 6 trường hợp đều thuộc chót đoán định (vo.t.thapana). Chúng có thể sinh khởi ở 8 hạng người trong cõi ngũ uẩn.

Puc: Lộ ngũ môn cảnh cực tiểu mấy trường hợp? Tại sao loại tâm lộ này thuộc Moghavaara (trước sau gì cũng không có tâm khách quan) nhưng vẫn được xếp vào hệ thống tâm lộ và có tên gọi hẳn hoi (atiparittaaramma.naviithi)?

Vis: Loại tâm lộ này có đến 7 trường hợp: có 10 vừa qua, có 11 vừa qua, có 12 vừa qua, có 13 vừa qua, có 14 vừa qua, có 15 vừa qua, có 16 vừa qua. Sau vừa qua thì sẽ là 2 - 3 sát-na rúng động. Rồi hữu phần cơ bản (Muula Bhavanga) lại sinh khởi.

Sở dĩ vẫn được gọi là một tâm lộ dù thuộc Moghavaara vì lý do là ở đây tâm hữu phần cũng bị dao động khi đối xúc với cảnh ngũ, không như hữu phần cơ bản.

Puc: Hãy trình bày chi tiết về các tâm lộ sau đây thuộc lộ nhãn môn:

1- Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh. (Tadaalambanava- raatimahantaaramma.naviithi)
2- Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực có hữu phần khách.
3- Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực không có hữu phần khách.
4- Lộ Pa.thamamahantaaramma.naviithi có và không có hữu phần khách.

Vis: Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót na cảnh diễn hoạt như sau:

Khi cảnh sắc vừa xuất hiện thì tâm hữu phần vừa qua - lấy nghiệp, nghiệp tượng, thú tượng làm cảnh - sẽ khởi lên một sát-na. Khi cảnh sắc đã trực tiếp đối xúc với thần kinh nhãn thì tâm hữu phần vừa qua lại chuyển sang trạng thái dao động, suốt 2 sát-na liên tục. Lúc này chúng có tên gọi là hữu phần rúng động rồi hữu phần dứt dòng. Sau đó các tâm khách quan mới lần lượt hiện khởi theo thứ lớp:

- Tâm khai ngũ môn có nhiệm vụ thẩm sát (vicaaranaa) cảnh mới, xóa cảnh cũ, và cắt ngang dòng hữu phần. Tâm này chỉ khởi lên 1 sát-na thôi.
- Tâm nhãn thức: có nhiệm vụ thuần túy là thấy cảnh. Cũng diệt mất sau 1 sát-na.
- Tâm tiếp thâu: có nhiệm vụ đón bắt lấy cảnh, cũng sống 1 sát-na.
- Tâm suy đạc: có nhiệm vụ trắc đạc đó là cảnh khả ý hay khả ố (itthaaramma.na, ani.t.thaarammana).
- Tâm đoán định : có nhiệm vụ định trị, xác lập thể tính tốt xấu của cảnh.
- Tâm đổng lực (1 trong 29 Kaamajavana): Có nhiệm vụ thưởng thức, tiêu thụ cảnh - tái sinh tái diệt liên tục 7 lần.
- Tâm na cảnh (1 trong 11): Có nhiệm vụ đón nhận cảnh kế thừa từ đổng lực - sau 2 sát-na thì diệt mất.

Cảnh sắc ở đây sẽ cùng diệt với tâm na cảnh thứ hai, vì đã đủ túc số tuổi thọ là 17 sát-na đại.

* Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực có hữu phần khách diễn biến như sau:

Ðối với người tái tục bằng tâm hỷ thọ, khi thấy cảnh cực tốt mà lại khởi lên tâm trạng bất bình, chán ghét, sợ hãi thì lúc ấy tâm lộ ngũ môn của họ đã diễn ra theo quy trình này:

- Trước hết chính tâm tái tục hỷ thọ của họ đóng vai trò hữu phần vừa qua, hữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng - những tâm bắt cảnh Nghiệp, nghiệp tượng , thú tượng trong lúc cận tử của đời trước - sẽ khởi lên rồi diệt.

- Sau đó tâm khai ngũ môn, nhãn thức quả thiện, tiếp thâu quả thiện, suy đạc, hỷ thọ rồi tâm đoán định sẽ lần lượt khởi lên và diệt mất, nối đuôi nhau, tiếp theo sẽ là 7 sát-na đổng lực sân.

- Kế sau giai đoạn đổng lực là tâm quan sát xả thiện hoặc một tâm đại quả xả nào đó khởi lên để đóng vai trò hữu phần khách thế chỗ của na cảnh.

- Sau chập hữu phần khách, hữu phần cơ bản (Muul. Bhanga) sẽ khởi lên nhiều bận, cảnh của nó cũng giống như của hữu phần đầu tiên.

- Và cứ thế, lộ này sanh diệt cả trăm cả ngaan lần, mãi cho đến khi nào cảnh cực tốt ngoại giới không còn nữa thì thôi.

* Lộ nhãn môn cảnh cực đại chót đổng lực không có hữu phần khách:

Ðối với người tái tục bằng tâm xả thọ, khi thấy một cảnh sắc cực tốt mà lại khởi tâm bất bình hay sợ hãi thì tâm lộ lúc đó diễn tiến như sau:

- Trước hết, tâm tái tục xả thọ của họ thì trở thành hữu phần vừa qua, hữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng - chúng biết một trong 3 cảnh chủ quan của thời cận tử đời trước - Rồi kế đó sẽ là khai ngũ môn, nhãn thức quả thiện, tiếp thâu thiện quan sát (suy đạc) thiện, đoán định sau đoán định là 7 sát-na đổng lực sân.

- Hết chập đổng lực thì tới tâm tái tục xả thọ của họ. Chúng khởi lên nhiều bận, dĩ nhiên một cách tương ứng. Lộ này cứ vậy mà sanh đi sanh lại cả trăm cả ngaan lần cho đến lúc nào cảnh cực tốt kia còn hiện hữu.

- Ðối với các phạm Thiên Sắc giới khi thấy cảnh sắc cực tốt hay bất toại (ani.t.thaarammana) thì sau một sát-na hữu phần, cảnh sắc sẽ hiện rõ đối với thần kinh nhãn. Sau đó, một đổng lực nào đó ngoài ra sân sẽ khởi lên. Hết chập đổng lực, tâm tái tục sắc giới (có cảnh là Pa~n~nattikammanimittadhammaaramma.na) sẽ khởi lên trong vai trò hữu phần. Tâm lộ này cũng không có hữu phần khách.

* Lộ Pa.thamamahantaaramma.naviithi có hữu phần khách:

Ðối với người tái tục bằng tâm hỷ thọ, khi thấy cảnh tốt (i.t.thaaramma.na) hay bất toại (ani.t.thaaramma.na) mà có tâm bất bình hoặc sợ hãi thì tâm lộ lúc đó diễn tiến như sau:

- Trước hết là 2 - 3 hữu phần vừa qua, giai đoạn này do tâm tái tục thực hiện; tiếp theo là hữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng - có cảnh là Kammaaramma.na, kammaanimittaaramma.nagatinimittaaram- mana (1 trong 3) mà đổng lực cận tử (mara.naasannajavana) đời trước đã bắt sau đó là khai ngũ môn, tiếp thâu, suy đạc, đoán định, đổng lực (7 sát-na).

- Sau chập đổng lực là một tâm hữu phần xả thọ nào đó chẳng hạn như suy đạc xả Thiện hay suy đạc xả bất thiện hoặc đại quả xả khởi lên để làm hữu phần khách là hữu phần căn bản của hỷ thọ - cảnh của nó giống như của tâm hữu phần đầu.

- Hữu phần căn bản này khởi lên nhiều lần - một cách tương ứng - và lộ tâm này lại cứ khởi lên cả trăm cả ngàn bận cho đến khi nào đối tượng ngoại giới kia không còn nữa thì thôi.

* Lộ Pa.thamamahantaaramma.naviithi không có hữu phần khách. Ðối với người tái tục bằng tâm xả thọ, khi gặp cảnh sắc tốt hay bất mỹ bất khả ý mà tâm có sự bất bình, sợ hãi thì dòng tâm thức diễn ra như sau:

- Trước hết tâm tái tục xả thọ sẽ khởi lên trong vai trò hữu phần vừa qua (2 sát-na), hữu phần rúng động, hữu phần dứt dòng - những tâm có cảnh là một trong ba loại sở tri kammaara, kammanimittaara, gatinimittaara mà đổng lực cận tử đời trước đã bắt. Sau đó là khai ngũ môn nhãn thức, tiếp thâu, suy đạc, đoán định, đổng lực sân (7 sát-na liên tục). Kế đó tâm tái tục xả thọ sẽ khởi lên nhiều bận trong vai trò hữu phần. Hết một đoạn dài hữu phần xen kẽ thích hợp, tâm lộ này lại tái khởi rồi diệt mất - cứ thế cả trăm cả ngaan lần cho tới khi nào đối tượng ngoại giới kia không còn nữa thì thôi.

- Hay đối với người tái tục bằng tâm hỷ thọ, khi mắt thấy cảnh tốt hay không tốt cũng có thể diễn ra tâm lộ sau đây: Qua 2 - 3 hữu phần, cảnh sắc hiện rõ nơi thần kinh nhãn ..., và đổng lực ở đây là một tâm nào đó ngoài ra sân, lộ này cũng không có hữu phần khách. Sau chập đổng lực thì tới hữu phần căn bản ngay.

Puc: Trong các tâm lộ ngũ môn có bao nhiêu thứ tâm? Tính như thế nào để biết rằng kể hẹp thì được 75 lộ ngũ môn kể rộng thì có đến 100 lộ ngũ môn?

Vis: Trong tất cả tâm lộ ngũ môn chỉ có 54 tâm dục giới mà thôi. Cách tính hẹp để ra 75 lộ ngũ môn là lấy 1 (lộ) cảnh rất lớn, 2 (lộ) cảnh lớn, 6 (lộ) cảnh nhỏ 6 (lộ) cảnh rất nhỏ cộng với nhau rồi nhân với năm môn thành ra 75 ngay - (1 + 2 + 6 + 6 x 5 = 75). Cách tính rộng để có được 100 lộ ngũ môn là lấy 3 cảnh rất lớn (cực đại), 4 cảnh lớn, 6 cảnh nhỏ 7 cảnh rất nhỏ cộng với nhau rồi nhân với 5 môn - (3 + 4 + 6 7 x 5 = 100)

Puc: Hãy dịch bài kệ sau đây:

Vithicittaani satteva
Cittuppaadaa catudassa
Catupa~n~naasa vitthaara
Pa~ncadvaare yathaaraha.m.

Vis: "Trong mỗi tâm lộ chỉ có 7 thứ tâm khách quan: (1 khán ngũ môn, 1 tiếp thâu, 1 suy đạc, 1 đoán định, 1 đổng lực, 1 na cảnh), nói về sát-na sinh khởi thì trong mỗi tâm lộ có được 14 cái tâm khách quan (hay 14 sát-na tâm khách quan),1 sát-na khán ngũ môn, 1 sát-na môn thức, 1 sát-na tiếp thâu, 1 sát-na suy đạc, 1 sát-na đoán định, 7 sát-na đổng lực và 2 sát-na na cảnh. Nếu nói tổng số lượng thì trong một tâm lộ ngũ môn có tới thứ tâm" (54 tâm dục giới).

Puc: Visayappavatti (cảnh lộ) của lộ ý môn có bao nhiêu? - Hãy kể theo Abhidhammattha sangaha, và A.t.thakathaa, .Tiikaa. Ðồng thời hãy nêu rõ những chi tiết liên hệ.

Vis: Cảnh của lộ ý môn nếu nói theo Abhidhammattha sangaha thì có 2 là: Vibhuutaaramma.na (cảnh rõ) và avibhuutaarammana (cảnh không rõ). Còn như nói theo A.t.thakathaa, và .Tiikaa thì có tới 4: Ativibhuutaaramma.na, vibhuutaaramma.na, avibhuutaaramma.na, atyavibhuutaaramma.na (accavibhuutaaramma.na).

Có tất cả 14 yếu tố trợ sanh các cảnh lộ ý:

1- Di.t.thato: Do đã từng thấy nên trạo lại.
2- Di.t.thasambandhato: do liên tưởng đến điều đã từng thấy - (thấy giống điều đã thấy).
3- Sutato: Do đã từng nghe nên trạo lại.
4- Sutasambandhato: do liên tưởng đến điều đã được nghe (nhận thấy cảnh hiện tại giống cảnh đã nghe).
5- Saddhaaya: Do sức sáng tạo của đức tin .
6- Ruciyaa: Do tác động của sự hưng phấn, hoan hỷ.
7- Aakaaraparivitakkena: Do hồi ức hay sự động não dựa trên kinh nghiệm .
8- Di.t.thinijjhaanakhantiyaa: Do trí tuệ và chủ kiến tác động.
9- Naanaakammabalena: Do nghiệp lực tác động ; như Kammaaramma.na, kammanimittaaramma.na hay gatinimittaaramma.na trong giờ cận tử ...
10- Naanaa-iddhibalena: Do sự chi phối bởi thần lực của tha nhân.
11- Dhaatukkhobhavasena: Do một rối loạn (vipariita) nào đó của cơ thể.
12- Devatopasamhaaravasena: Do sự sai khiến của các thiên nhân.
13- Anulodhavasena: Do tri kiến chính chắn về 4 đế dựa trên Văn, Trí Tư, hay Trí Tu.
14- Pa.tivedhavasena: Do thánh trí tác động.

Sở dĩ cảnh của lộ ý có nhiều như vậy là do ý môn (manodvaara) là hữu phần tâm rất mạnh. Riêng về cảnh ngũ thì chỉ là sắc pháp. Mà theo quy luật, sắc pháp luôn yếu hơn danh pháp, cho nên cảnh danh pháp rất đa dạng, phức tạp.

Puc: Tại sao đối với lộ ngũ môn luôn luôn phải có hữu phần vừa qua, còn đối với lộ ý môn thì điều đó không cố định

Vis: Ðiều đó tập trung ở vấn đề cảnh của hai loại tâm lộ. Lộ ngũ môn chỉ khác hơn là Paccuppannanipphannaruupa (sắc chân đế hay sắc thành tựu hiện tại). Còn đối với lộ ý môn thì nó có thể bắt cả 6 cảnh theo chân đế lẫn chế định trên cả 3 thời và ngoại thời (kaalavimutti). Do đó khi nào bắt 6 cảnh mà không phải là Pac. Nip. ruupa thì lúc ấy lộ ý môn không cần tới hữu phần vừa qua.

Puc: Có bao nhiêu lộ ý môn cảnh rất rõ chót na cảnh? Hãy kể theo A.t.thakathaa .Tiikaa.

Vis: Theo A.t.thakathaa .Tiikaa thì có tất cả 6 lộ ý môn cảnh rất rõ chót na cảnh: Lộ có 1 - 2 - 3 - 4 - 5 hữu phần vừa qua và lộ thứ sáu là không có hữu phần vừa qua.

Puc: Có bao nhiêu lộ ý môn cảnh rất rõ chót đổng lực?

Vis: Lộ ý môn cảnh rất rõ chót đổng lực có tất cả 16 trường hợp (tức là có 16 lộ):

- Có từ 1 - 7 hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách (tổng cộng 7 lộ)
- Có từ 1 - 7 hữu phần vừa qua có hữu phần khách (7 lộ).
- Không cóhữu phần vừa qua, không có hữu phần khách (1 lộ).
- Không có hữu phần vừa qua, nhưng có hữu phần khách (1 lộ).

Puc: Cảnh của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh có hữu phần vừa qua và của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh không có hữu phần vừa qua là gì?

Vis: Cảnh của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh có hữu phần vừa qua là paccuppannanipphannaniipa. Cảnh của lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh không có hữu phần vừa qua là atiitanipphannaniipa, anaagatanipphannaniipa, và cảnh pháp - là danh pháp dục giới, anipphannaruupa trong cả 3 thời.

Puc: Hãy kể rõ cảnh của tám lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần khách và của 8 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần khách.

Vis: Trước hết nói về 7 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách và 7 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần vừa qua mà cũng có ba hữu phần khách. Cảnh của 14 tâm lộ này khá phức tạp. Vì những lộ có hữu phần khách trên đây chỉ sanh trong 7 cõi vui dục giới, những lộ không có hữu phần khách có thể sanh ở cả 11 cõi dục giới. Cảnh của 14 lộ này (ở cõi Dục) là 6 cảnh thuộc paccupannanipphannaruupa cực tốt. Ngoài ra, 7 lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách có thể sanh ở 15 cõi sắc giới (trừ cõi Vô Tưởng); Trong trường hợp đó cảnh của chúng là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh pháp mà thuộc paccuppannanipphannaruupa cực tốt hoặc không tốt (ni.t.thaaramma.na) cũng được.

Tiếp theo đây là nói về lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua mà cũng không có cả hữu phần khách. Nếu sanh khởi ở 11 cõi Dục giới thì cảnh của lộ này là 6 cảnh thuộc atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa và cảnh pháp là danh pháp (citta cetasika); anipphannaruupa cực tốt trong ba thời (tekaalika), Níp-bàn và chế định (cảnh ngoại thời - Kaalavimutti). Nếu sanh ở 19 cõi Phạm thiên hữu tâm (15 +14) thì cảnh của lộ tâm này là cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh pháp (gồm atiitaanipphannaruupa anaagatanipphannaruupa và danh pháp - tâm, sở hữu), anipphannaruupa cực tốt, chế định (đối với cõi vô sắc thì trừ ra những cảnh thuộc về Sắc Pháp).

Sau cùng là nói về lộ ý môn cảnh rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách, lộ này chỉ sanh khởi ở 7 cõi vui dục giới. 6 cảnh của nó là atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa, cảnh pháp (chỉ cho lokiyacittacetasika), anipphannaruupa cực tốt - trong cả 3 thời, cùng chế định .

Puc: Ở người nào, cõi nào các tâm lộ sau đây có thể hiện khởi:

- Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần khách.
- Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần khách.
- Lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh?

Vis:

- Lộ ý môn cảnh cực rõ chót na cảnh có thể hiện khởi nơi 8 hạng người ở 11 cõi Dục giới.
- Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần khách hiện khởi được ở 8 hạng người trong cõi ngũ uẩn và tứ uẩn.
- Lộ ý môn cảnh cực rõ chót đổng lực có hữu phần khách có thể hiện khởi ở 4 người trong 7 thiện thú Dục Giới (Là trừ người khổ, người lạc vô nhân, bậc A na Hàm, A La Hán).

Puc: Có mấy lộ ý môn cảnh rõ? Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần khách và có hữu phần khách là gì?

Vis: Có tất cả 16 lộ ý môn cảnh rõ:

- Lộ ý môn cảnh rõ có từ 1 đến 7 hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách (7 lộ).
- Lộ ý môn cảnh rõ có từ 1 đến 7 hữu phần vừa qua và có hữu phần khách (7 lộ).
- Lộ ý môn cảnh rõ không cóhữu phần vừa qua, không có hữu phần khách (1 lộ).
- Lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua, nhưng có hữu phần khách (1 lộ).

Tổng cộng: 16 lộ.

* Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ có hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách và có hữu phần khách là 6 cảnh trong dạng paccuppannanipphannaruupa.

* Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua mà cũng không có hữu phần khách là atiitanipphannaruupa, anaagatanipphan- naruupa, tất cả tâm và sở hữu tâm, anipphannaruupa,trong 3 thời, Níp-bàn, chế định.

* Cảnh của lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách là 6 cảnh trong dạng atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa, tất cả tâm và sở hữu hiệp thế, anipphannaruupa trong 3 thời và chế định.

Puc: - Lộ ý môn cảnh rõ có hữu phần khách và không hữu phần khách có thể hiện khởi ở người nào cõi nào?

Vis: - Lộ ý môn cảnh rõ có từ 1 - 7 hữu phần vừa qua mà không có hữu phần khách sanh được ở 8 người trong cõi ngũ uẩn.

- Lộ ý môn cảnh rõ không có hữu phần vừa qua, cũng không có hữu phần khách, có thể sanh ở 8 hạng người trong cõi tứ uẩn và ngũ uẩn.

- Lộ ý môn cảnh rõ chót có từ 1 - 7 hữu phần vừa qua và cũng có hữu phần khách, có thể hiện khởi ở 4 hạng người trong 7 cõi vui Dục giới (trừ người khổ, người lạc vô nhân, bậc Na Hàm và La Hán).

Puc: Có mấy tâm lộ ý môn cảnh không rõ và cực kỳ không rõ? Chúng hiện khởi vào thời điểm (kha.na) nào? Người nào cõi nào có thể chứng?

Vis: lộ ý môn cảnh không rõ có 2 trường hợp; được 2 bận khai ý môn và được ba bận khai ý môn. Còn lộ ý môn cảnh cực kỳ mơ hồ thì chỉ có một trường hợp là được 3 hữu phần rúng động.

- Lộ ý môn cảnh không rõ chỉ hiện khởi vào những khi người ta nhớ lại 6 cảnh một cách mơ hồ, hời hợt - Cảnh này có thể là chân đế hay chế định - mà tâm tư vẫn thờ ơ hững hờ hoặc trong lúc người ta nằm mộng, những giấc mơ chợt đến chợt đi quá ngắn ngủi, trong những giấc ngủ, chập chờn.

Còn lộ ý môn cảnh cực kỳ mơ hồ thì cũng thường khởi lên trong giấc ngủ và cảnh ở đây chỉ là một nét gợn (nimitta) trong dòng ý thức đang tuôn chảy, nó chỉ vừa đủ để khiến cho hữu phần rúng động khởi lên. Cho nên đương sự đang nằm ngủ gần như không biết gì về sự dao động đó của tư tưởng và cái biết lúc đó tựa hồ như gắn liền với giấc ngủ vậy.

Nếu hai lộ vừa kể trên diễn ra trong giấc chiêm bao thì chúng chỉ có thể hiện khởi ở 7 hạng người (trừ La Hán) trong cõi người và ba đoạ xứ (trừ địa ngục). Còn như cũng hai lộ trên nhưng không phải xảy ra trong giấc ngủ thì có thể hiện khởi ở 8 hạng người trong cõi tứ uẩn, ngũ uẩn.

Puc: Các ngài bảo rằng lộ ý môn có đổng lực Dục giới (kaamajavanamanodvaaraviithi) có 2 loại là Suddhammanodvaaraviithi tadanuvattikamanodvaaraviithi. Hãy giải thích 2 loại tâm lộ đó. Và hãy cho biết có tất cả mấy lộ thuộc Suddhamanodvaaraviithi, không cần kể tên từng lộ?

Vis: Suddhamanodvaaraviithi là những tâm lộ ý môn thuần túy, độc lập, cá sinh có 2 trường hợp bắt cảnh của loại tâm lộ này. Trường hợp thứ nhất chuyên bắt cảnh paccupannanipphannaruupa. Trường hợp thứ hai là biết cảnh atiitanipphannaruupa, anaagatanipphannaruupa, tất cả tâm cùng sở hữu, anipphannaruupa trong 3 thời Níp-bàn và chế định.

Còn tadanuvattikamanodvaaraviithi là loại tâm lộ ý môn bắt nguồn từ tâm lộ ngũ môn, chuyển tiếp từ tâm lộ ngũ môn.

Có tất cả 41 tâm lộ thuộc về Suddhamanodvaaraviithi: 22 lộ cảnh cực rõ, 16 lộ cảnh rõ, 2 lộ cảnh không rõ, một lộ cảnh cực kỳ mơ hồ.

Puc: Có bao nhiêu tâm lộ Tadanuvattikamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhãn môn, lộ nhĩ môn? Hãy trình bày thứ lớp cách sinh diễn của những các tâm lộ đó.

Vis: Tâm lộ Tadanuvatti kamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhãn thức có được 4 lộ:

1- Atiitaggaha.naviithi
2- Samuuhaggaha.naviithi
3- Atthaggaha.naviithi
4- Naamaggaha.naviithi

- Tadanuvatti kamanodvaaraviithi bắt nguồn từ nhĩ thức có được 4 hoặc 3 lộ. Kể có 4 thì là: atiitaggaha.naviithi, samuuhaggaha.naviithi, naamaggaha.naviithi, atthaggaha.naviithi . Kể có 3 thì (là) trừ ra samuuhag- gaha.naviithi.

Sau đây là cách sinh diễn của bốn tâm lộ nhãn thức:

I) Atiitaggaha.naviithi: Sau khi tâm hữu phần kế tục lộ nhãn thức diệt xong, cảnh sắc quá khứ (tức cảnh sắc trong lộ nhãn môn) sẽ khởi lên qua ý thức và trong giai đoạn đó sẽ có hữu phần rúng động, dứt dòng. Tiếp theo là khai ý môn, 7 sát-na đổng lực, 2 na cảnh lần lượt khởi lên để bắt cảnh quá khứ cực rõ . Còn nếu đó chỉ là cảnh rõ thì không có 2 na cảnh, Sau 7 đổng lực thì hữu phần lại khởi lên.

II) Samuuhaggaha.naviithi: Kế sau lộ Atiitaggaha.nasẽ là lộ Samuu-haggaha.na, lộ này sanh lên để thu vén cảnh sắc quá khứ diễn trình của tâm lộ này như sau : Rúng động, dứt dòng, khai ý, 7 đổng lực, 2 na cảnh rồi trở lại hữu phần bình thường nếu đó là cảnh cực rõ. Còn như chỉ là cảnh rõ thì không có 2 Na cảnh.

III) Atthaggaha.naviithi: Sau khi Samuuhagga-ha.naviithi đã làm xong việc thu vén cảnh sắc quá khứ một cách kỹ lưỡng thì lộ atthaggahana sẽ tiếp tục (nối tiếp) theo đó mà khởi lên để ghi nhận khía cạnh ngoại hình (sa.n.thaana) của cảnh sắc theo atthapa~n~natti diễn hình của tâm lộ này cũng giống như ở lộ Samuuhaggaha.na về mọi chi tiết, chỉ có điều là không có na cảnh, vì tâm lộ này bắt cảnh atthapa~n~natti (cụ thể hay điễn hình chế định).

IV) Naamaggaha.naviithi: Kế sau lộ atthaggaha.na thì tới naamagga-ha.naviithi. Tâm lộ này khởi lên với nhiệm vụ là định danh cảnh sắc theo từ ngữ tục đế tức là nó có phận sự đặt cho cảnh sắc kia một tên gọi thích ứng với ngoại hình của nó. Về các chi tiết trong diễn trình thì ở tâm lộ này hoàn toàn giống như lộ atthaggaha.na, vì nó cũng bắt cảnh chế định.

Bây giờ nói qua 4 tâm lộ Tadanuvattikamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhĩ thức:

1) ATTHAGGAHA.NAVITHII:

Sau khi tâm hữu phần kế tục lộ nhĩ thức đã diệt thì âm hưởng của cảnh thinh quá khứ nọ tiếp tục xâm nhập vào dòng ý thức, ở đây phải nói rõ là chỉ những tiếng động có âm hưởng "di truyền" như tiếng tụng kinh, tiếng động cơ... lúc đó tâm lộ atii taggaha.naviithi sẽ khởi lên và nó bắt đầu rúng động, dứt dòng rồi tiếp theo sẽ là khai ý môn, 7 đổng lực, 2 na cảnh và hữu phần lại tái hiện, nếu đó là cảnh cực rõ; như chỉ là cảnh rõ thì sau 7 đổng lực, hữu phần sẽ tái khởi ngay.

2) SAMUUHAGGAHA.NAVITHII :

Kế sau atiitaggaha.navithii luôn là samuuhaggaha.naviithi, tâm lộ này có nhiệm vụ là thu vén âm hưởng của cảnh thinh. Diễn trình của nó như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý (môn), 7 đổng lực - nếu là cảnh cực rõ thì có Na cảnh, nếu chỉ là cảnh rõ thì không có.

3) NAAMAGGAHA.NAVITHII :

Sau khi lộ Samuuhaggaha.na đã làm xong nhiệm vụ thu vén cảnh thinh quá khứ tiếp theo đó, lộ Naamaggaha.naviithi sẽ khởi lên để định danh cảnh thinh ấy. Các chi tiết trong diễn trình này đều giống như ở Samuuhaggaha.naviithi, chỉ khác ở điểm không có na cảnh vì nó bắt cảnh chế định (Naapa~n~natti).

4) ATTHAGGAHA.NAVITHII:

Kế sau lộ Naamaggaha.na sẽ là atthaggaha.naviithi. Tâm lộ này có nhiệm vụ nhận diện cảnh thinh theo atthapa~n~natti. Diễn trình của tâm lộ này hoàn toàn giống như ở lộ trước, vì nó cũng biết cảnh chế định.

Còn nói các tâm lộ thuộc Tadanuvattikamanodvaaraviithi bắt nguồn từ lộ nhĩ môn mà chỉ có 3 trường hợp, trừ Samuuhaggaha.naviithi, đó là đối với những cảnh thinh quá ư ngắn gọn, khi tiếp nhận chúng các tâm lộ diễn ra đơn giản hơn nên Samuuhaggaha.naviithi không có lý do để khởi lên.

Puc: hãy kể rõ những tâm lộ diễn ra trong lúc:

- Thấy người khác vẫy tay ta biết họ gọi mình.
- Nghe người khác kêu lên, ta biết họ gọi mình.

Vis:

* Trong trường hợp I, có 6 tâm lộ sau đây hiện khởi :

1) Cakkhudvaaraviithi khởi lên để thấy được cái vẫy tay, chỉ thấy để thấy thôi, chưa có vấn đề "quan niệm" ở đây.
2) Atiitaggaha.naviithi khởi lên kế tục lộ nhãn môn để nắm bắt cảnh sắc quá khứ. Ðiều nên nhớ là cả hai lộ: nhãn môn và atiitagga-ha.na cứ nối đuôi nhau luân diễn hàng mấy mươi bận trong giai đoạn này.
3) Samuuhaggaha.naviithi sanh khởi tiếp theo sau lộ atii taggaha-.naviithi để thu vén cảnh sắc quá khứ kế thừa từ 2 tâm lộ trước. Tâm lộ này cũng được lập đi lập lại hàng chục lần, ít nhiều tùy theo cảnh lớn hoặc nhỏ.
4) Atthaggaha.naviithi luôn nối dấu lộ Samuuhaggaha.naviithi mà khởi lên, để biết rằng đối tượng kia đang vẫy tay.
5) Kaayavi~n~nattigaha.naviithi: Khởi lên nối theo sau lộ atthaggaha-.naviithi để biết mục đích của cái vẫy tay, ý nghĩa của cái vẫy tay: Gọi đến.
6) Adhippaayaggaha.naviithi sanh khởi kế tục tâm lộ Kaayavi~n~nat-tigaha.na để giao cảm ý muốn của đối tượng (nhân vật đối tượng). Trong 6 tâm lộ vừa kể, chỉ ba tâm lộ đầu là có thể có Na cảnh, còn ba tâm lộ sau thì không thể có Na cảnh.

* Trong trường hợp II, có 7 tâm lộ diễn tiến:

1) Sotaadvaaraviithi: chỉ để nghe một cách đơn thuần, chưa có ý niệm gì về naamapa~n~nattiatthapa~n~natti.
2) Atiitaggaha.naviithi : Kế tục lộ trước để nắm bắt cảnh thinh quá khứ. Cả hai tâm lộ vừa kể đều phải tiếp nối nhau lập đi lập lại hàng nhiều chục bận.
3) Samuuhaggaha.naviithi: kế tục lộ trước để thu vén âm hưởng " di truyền" kế thừa từ hai lộ trước. Tâm lộ này cũng sinh diệt tái hiện hàng chục bận, ít nhiều tùy theo cảnh thinh có âm hưởng "di truyền" dài ngắn.
4) Naamaggaha.naviithi: Kế tục lộ trước sanh lên để định danh cảnh thinh theo Naamapa~n~natti.
5) Atthaggaha.naviithi : khởi lên sau Naamaggaha.naviithi để quan niệm cảnh thinh theo khía cạnh atthapa~n~natti.
6) Vaciivi~n~nattigaha.naviithi : Kế tục lộ trước khởi lên để ý thức được khía cạnh phương tiện thông cảm của tiếng gọi
7) Adhippaayaggaha.naviithi : Nối đuôi lộ trước khởi lên để tiếp nhận ý muốn của nhân vật đối tượng, ý nghĩa hay mục đích của tiếng gọi.

Trong 7 tâm lộ này, 3 cái trước có thể có Na cảnh, 4 cái còn lại không thể có Na cảnh.

Puc: Trong các quy trình tiếp nhận cảnh thinh có phải lúc nào Samuuhaggaha.na viithi cũng có mặt chăng? Tại sao?

Vis: Vấn đề này thì bất định, nghĩa là khi nào cảnh thinh chỉ là một tiếng ngắn gọn thì để tiếp nhận nó không cần phải có đến tâm lộ Samuuhaggaha.na. Chỉ khi nào cảnh thinh có từ 2 âm trở lên mới phải nhờ đến nó để thu vén lại và hễ càng nhiều âm bao nhiêu thì cũng có bấy nhiêu tâm lộ này khởi lên, cho nên đối với những cảnh thinh có quá nhiều âm thì cũng có rất nhiều samuuhaggaha.navithii , thậm chí không thể đếm xiết.

Puc: Tâm lộ chiêm bao (supinaviithi) có thể khởi lên đối với người nào (trong thời điểm nào)? Có mấy trường hợp tâm lộ chiêm bao? Nói theo 12 hạng người được bao nhiêu người? Và bao nhiêu cõi?

Vis: Ðối với người đang tỉnh táo bình thường, tâm lộ chiêm bao không thể khởi lên, điều đó dĩ nhiên, nhưng đối với người đang ngủ thật ngon giấc cũng vậy. Nghĩa là tâm lộ chiêm bao chỉ có thể khởi lên trong thời điểm đứt quãng, gián đoạn của giấc ngủ mà thôi. Tâm lộ chiêm bao có tất cả 12 trường hợp (tức cũng là 12 lộ):

1) Lộ chiêm bao cảnh cực rõ chót na cảnh không có hữu phần vừa qua (1 lộ).
2) Lộ chiêm bao cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua và không có hữu phần khách (1 lộ).
3) Lộ chiêm bao cảnh cực rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách (1 lộ).
4) Lộ chiêm bao cảnh rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua cũng không có hữu phần khách (1 lộ).
5) Lộ chiêm bao cảnh rõ chót đổng lực không có hữu phần vừa qua nhưng có hữu phần khách (1 lộ).
6) Lộ chiêm bao cảnh không rõ chót đoán định (1 lộ).
7) Lộ chiêm bao cảnh rất mơ hồ (1 lộ).
8) Lộ chiêm bao cảnh rất rõ chót na cảnh hữu phần vừa qua (1 lộ).
9) Lộ chiêm bao cảnh rất rõ có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách (1 lộ).
10) Lộ chiêm bao cảnh rất rõ chót đổng lực có cả hữu phần vừa qua hữu phần khách (1 lộ).
11) Lộ chiêm bao cảnh rõ có hữu phần vừa qua nhưng không có hữu phần khách (1 lộ).
12) Lộ chiêm bao cảnh rõ có cả hữu phần vừa qua lẫn hữu phần khách (1 lộ).

Tất cả tâm lộ chiêm bao này chỉ có thể khởi lên ở 4 phàm nhân + 3 hữu phần ở cõi người, 3 đọa xứ (trừ địa ngục).

Thích giảng:

Chúng sanh ở cõi địa ngục không nằm mơ được là vì dưới đó lửa đốt thiêu suốt đêm ngày. Còn đối với chư thiên thì không thể nằm mơ được bởi vì sắc nghiệp (Kammajaruupa) của họ quá vi tế, vả lại, trên thiên giới không bao giờ có được một trong 4 nhân trợ chiêm bao: Cittaavara.na, devasa.mhara.na, do nghiệp tác động và dị ứng vật thực.

Ðiều nên nhớ là những tâm lộ chiêm bao có hữu phần vừa qua chỉ khởi lên lúc có cảnh là Paccuppannanipphannaruupa. Như trường hợp đang ngủ mà có người đến lay gọi, nếu lúc đó chỉ có lộ nhĩ môn, thân môn và atii taggaha.naviithi khởi lên mà không có các tâm lộ khác, thì do vậy chúng mới trở thành lộ chiêm bao và vì phải nhờ đến tiếng gọi và sự xúc chạm, toàn là Paccuppannanipphannaruupa, nên các tâm lộ này mới có hữu phần vừa qua.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02.a | 02.b | 03 | 04.a | 04.b | 04.c | Mục lục

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Giác Đẳng, Chùa Pháp Luân, Texas, đã gửi tặng phiên bản vi tính.
(Bình Anson, tháng 8-2001)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 04-11-2001