Trang gốc

Ðọc với phông chữ Unicode VU-Times

 

THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

THUẬT NGỮ LUẬT TẠNG PĀLI

Tỳ khưu Giác Nguyên biên dịch

PL.2550 – DL. 2006

 

 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ Unicode Việt-Phạn VU-Times

LỜI NGUYỆN

Luật tạng là bản mệnh
Của chánh pháp thâm sâu
Xin mẹ cùng sư cửu
Thêm tuổi đời dài lâu
Người ơn từ tấm bé
Tình chẳng kể nông sâu
Được như ý thường lạc
Giữa cuộc đời biển dâu
Bản thân cầu vô nguyện
Phóng hạ bất hy cầu.

-- GN

LỜI SOẠN GIẢ

Học thuật chuyên môn nào cũng có riêng những thuật ngữ đặc dụng để gọi tên những ý nghĩa hay khái niệm đặc hữu vốn không thể hiểu theo ngữ nghĩa thông dụng trong các tự điển phổ thông. Chẳng hạn các chữ Kamma, Muṭṭhi, Hattha, Daṇḍa, ... trong Luật Tạng Pāli.

Tập từ vựng này được đúc kết từ ít nhất bốn nguồn chính là Phụ lục Pāli-Hán của Luật Tạng trong Nam Truyền Đại Tạng Kinh (Nhật Bản), Phụ lục từ vựng cuốn Buddhist Monastic Code của ngài Thānissaro (Hoa Kỳ), Mục Thuật Ngữ Luật Tạng của trang eVinaya trên Internet và Dictionary Of Early Buddhist Monastic Terms của giáo sư C.S. Upasak (do nhà Nava Nalanda Mahavihara xuất bản năm 2001). 

Vì tạm thời không ưng ý với một số thuật ngữ Luật Tạng vẫn được dùng rộng rãi trong các kinh sách PG Nam Tông VN xưa giờ nên lúc cần thiết, chúng tôi chọn giải pháp dung hợp là dùng lại các dịch ngữ trong Nam Truyền Đại Tạng (đôi khi chỉ là chữ phiên âm). Chẳng hạn Ba La Di (Pārājika, một chữ dịch rất đắc cách là Hủ Bại) thay vì Bất Cộng Trụ, Ba Dật Đề (Pācittiya) thay vì Ưng Đối Trị, Bát Kỉnh Pháp (Garudhamma) thay vì Bát Trọng Pháp,...

Ở đây không có vấn đề tác quyền, nhưng để tránh những rắc rối không cần thiết, mong bất cứ ai dùng lại nguyên văn các định nghĩa từ tập Tự Vựng này cũng nên ghi rõ xuất xứ. Thâm tạ.

Onceland, 01/24/2006
Giác Nguyên

MẪU TỰ PĀLI

Xin tra các mục từ trong sách theo trật tự của bảng mẫu tự Pāli này:

A

Ā

I

Ī

U

Ū

E

O

K

Kh

G

Gh

     

C

Ch

J

Jh

Ñ

     

Ṭh

D

Ḍh

     

T

Th

D

Dh

N

     

P

Ph

B

Bh

M      

Y

R

L

V

S

H

-ooOoo-

[A]

Aṃsabaddhaka: Dây đeo bình bát

Akaṭayūsa: Cháo suông

Akatamallaka: Loại bàn chải dùng để gải ngứa (trong lúc bị ghẻ)

Akālacīvara: Y ngoại thời, có được sau mùa tăng y (một tháng sau ngày Tự Tứ), vị tỳ kheo chỉ được phép cất giữ tối đa một tháng, sau đó phải xả bỏ. 

Akiriyato Samuṭṭhānā Āpatti: Tội bất cẩn, chẳng hạn trước khi sử dụng y mới lại quên chú nguyện. Các tội thuộc loại này chỉ được xem là bị vi phạm sau khi đối chiếu và suy luận theo luật định. Xin xem chữ Kiriyato-Samuṭṭhitā-Āpatti.

Akkanāḷa: Loại y dệt từ cuống lá Akka (Catotropis Gigantea), một loại cây được giới Bàn Môn dùng để cúng thần Shiva, tỳ kheo sử dụng sẽ bị phạm tội Tác Ác. 

Aggaḷa: Sự vá khâu y áo nói chung. 

Aggisālā: Hỏa Sự Phòng, nơi giữ lửa trong chùa vào mùa đông. Đức Phật cấm chư tỳ kheo đốt lửa bừa bãi trong khu cư ngụ để tránh hỏa hoạn và giữ vệ sinh, mỹ quan. 

Aggaḷavaṭṭikā: Then cửa, chốt gài cửa, tỳ kheo được phép sử dụng trong am tự. 

Agghasamodhānaparivāsa: Phép Huân Tội Cấm Phòng, dành cho trường hợp tỳ kheo phạm cùng lúc nhiều tội Tăng Tàn và có thời gian dài che dấu.

Agyāgāra = Aggisālā.

Aṅgulicchinna: Người bị cụt mất ít nhất một ngón tay, không được thọ Cụ Túc Giới. Vị tỳ kheo nào tế độ cho đương sự, sẽ phạm tội Tác Ác (SM, Vl. 3). 

Aṅgulimuddikā: Nhẫn, cà rá.

Acelaka: Tu sĩ phái lõa thể. 

Accekacīvara: Đặc Di Y, y dư, có được ngoài mùa tăng y và nằm ngoài số y được phép sử dụng, cất giữ.

Acchakañji: Cháo trắng (gạo với nước nấu nhừ = Taṇḍulodakamaṇḍo). 

Acchinnakacīvara: Lá y chỉ là một tấm vải liền, nguyên vẹn, không do nhiều điều ghép lại. Tỳ kheo không được sử dụng loại y này. 

Acchinnadasācīvara: Y ca-sa có viền tua ren. Tỳ kheo không được sử dụng. 

Ajinakkhipa: Tấm da thú để choàng người, tỳ kheo không được sử dụng. Kinh gọi loại khăn choàng da thú này là Titthiyadhaja (lá cờ ngoại giáo), không phải Arahattadhaja (lá cờ La Hán) như y ca-sa đúng phép. 

Ajinappaveṇī: Tấm trải giường làm bằng da thú, tỳ kheo không được sử dụng. 

Añjana: Thuốc nhỏ mắt. Gồm nhiều loại như Kālañ-jana, Rasañjana, Sotañjana, Geruka, Kapalla. 

Añjanī: Lọ đựng thuốc nhỏ mắt, có thể được làm bằng nhiều chất liệu, nhưng tỳ kheo không được dùng thứ làm bằng quý kim hay ngà voi, sừng thú. 

Añjanithavikā: Túi đựng lọ thuốc nhỏ mắt. Đức Phật cho phép vị tỳ kheo làm thêm một dây đeo cho túi thuốc này. 

Añjanisalākā:Cây que dùng để lấy thuốc nhỏ mắt từ lọ. Tỳ kheo được phép dùng, chỉ tránh sử dụng loại que bằng quý kim hay ngà, sừng.

Añjanupapiṃsana: Sự chế luyện thuốc nhỏ mắt, gồm việc sử dụng một số thảo dược như trầm hương, Tagara, Kālānusāriya, Tālī-sa, Bhaddamuttaka. Đức Phật cho phép vị tỳ kheo có thể tự mình chế thuốc dùng riêng. 

Aññavādaka (+ bhikkhu): Người chối quanh, khi bị cật vấn về giới luật, chỉ quanh co không đáp thẳng câu hỏi. 

Aṭṭāna: Tấm ván dùng để kỳ cọ thân mình trong lúc tắm (ở bến nước). Tỳ kheo không được phép sử dụng. 

Aṭṭha Garudhamma: Bát Kỉnh Pháp, tám trọng giới cùa tỳ kheo ni buổi sơ thời Phật giáo:

1) Dù đã trăm tuổi đạo vẫn phải kính lễ tỳ kheo mới tu một ngày.

2) Không đuợc nhập hạ nơi không thể gặp gỡ tỷ kheo tăng.

3) Mỗi nửa tháng phải đến làm lễ Phát Lộ dưới sự chứng minh của tỳ kheo tăng.

4) Ngày Tự Tứ phải làm lễ trước lưỡng phái tăng.

5) Tỳ kheo ni phạm tội Tăng Tàn phải trải qua 14 ngày Mānatta trước lưỡng phái tăng, không phải chỉ 6 đêm như tỷ kheo.

6) Nữ nhân nào cũng phải trải qua hai năm Học Nữ (sikkhāmānā) trước khi thọ Đại Giới trước lưỡng phái tăng.

7) Tỳ kheo ni không được vin bất cứ lý do nào để nặng lời với một tỷ kheo.

8) Tỷ kheo ni không thể làm việc trách cứ, giáo giới, huấn thị đối với tỷ kheo tăng (Cullavagga). 

Aṭṭhapadaka: Việc mạng,vá bằng cách may chỉ ngang dọc ngay chỗ thủng, rách. Đức Phật cho phép cách vá khâu này. Tiếng Việt gọi là Mạng. 

Aḍḍhakusi: Các đường đê nối liền các điều trong lá y ca sa.

Aḍḍhaduka: Việc nhổ lông ngực tạo thành hai mảng lông rời nhau, như nhiều người rậm lông ngực vẫn làm. Tỳ kheo không được phép làm việc này. 

Aḍḍhapallaṅka: Tư thế bán già, xếp bằng với một chân trên (không như kiết già với cả hai bàn chân đều xếp cả lên trên). 

Aḍḍhamaṇḍala: Trong lá y ca-sa gồm có nhiều ô chữ nhật lớn nhỏ ghép lại, và ô lớn được gọi là Maṇḍala, ô nhỏ được gọi là Aḍḍha-maṇḍala. 

Aḍḍayoga: Kiểu nhà một mái hay hai mái xuôi, trông như con đại bàng đang rũ cánh (Supannavaṅkageha). Đức Phật cho phép tỷ kheo cất am thất, tự viện với kiến trúc này. 

Atiritta (bhojana): Tàn thực, thức ăn sót lại sau bữa độ trai của tỳ kheo. Tỷ kheo chỉ nên ăn tàn thực với vài điều kiện như đó là món hợp luật nghi, chưa bị đem vất bỏ, và được trao tận tay ... 

Atirekacīvara: Y ca sa nằm ngoài số lượng được phép, hoặc trong trường hợp chưa chú nguyện (adhiṭ-ṭhita), chưa làm dấu (avi-kappita). Tỳ kheo nhận y này chỉ được cất giữ tối đa mười ngày, sau đó phải xả bỏ trước sự chứng minh của vị tỳ kheo khác. 

Atirekapatta: Bình bát dư, cũng cần được giải quyết theo cách y dư. 

Attādāna: Lời tự thú của tỳ kheo trước khi tăng chúng tụng Giới Bổn. 

Athullavajjā Āpatti: Tội nhẹ, lỗi nhỏ. 

Adasakanisīdana: Tọa cụ (tấm trải để ngồi) không có may viền. Tỷ Kheo không được phép sử dụng. 

Adinna: Chữ này thường được hiểu theo hai nghĩa: Vật chưa được chủ nhân đem cho, hoặc vật chưa được đưa tận tay. 

Aduṭṭhullā-āpatti: Tội nhỏ, gồm năm loại Trọng Tội, Ưng Đối Trị, Tác Ác, Phát Lộ và Ác Khẩu. Năm tội này còn gọi là Lahukāpatti (Khinh thiểu tội) hay Desa-nagāminī-āpatti (tội có thể giải trừ bằng lời sám hối). Riêng bốn tội Ba La Di và 13 Tăng Tàn thì gọi là Duṭ-ṭhullāpatti (Nghiệt tội) hay Garukāpatti (Đại tội), Adesanāgāminī-āpatti (tội không thể giải trừ bằng một phép sám hối đơn giản). 

Adesagāmini-āpatti: Xem chữ Aduṭṭhulā-āpatti. 

Adhikaraṇa: Tránh Tụng Sự, nôm na là những sự vụ mà tăng chúng phải họp mặt để cùng giải quyết. Có tất cả bốn trường hợp tranh tụng:

- Vivādādhikaraṇa: Những tranh luận giữa các tỷ kheo về giáo lý và giới luật mang tính cách biện bác học thuật.

- Anuvādādhikaraṇa: Những bàn cải mang tính phê bình cụ thể về một tỳ kheo nào đó bị xem là người phá giới (sīlavipatti), mắc tà kiến (ditthivipatti) hoặc thiếu hạnh kiểm (ācāravipatti), sống tà mạng (ājīvavipatti).

- Āpattādhikaraṇa: Những nghị luận của tăng chúng trong trường hợp xác định tội danh một tỳ kheo.

- Kiccādhikaraṇa: trường hợp tăng chúng họp bàn về các tăng sự xem phải làm gì, làm sao,..

Có tất cả bảy phép giải quyết các Tránh Sự, xin xem thêm trong Giới Bổn tỳ kheo. 

Adhiṭṭhāna: Việc chú nguyện trước khi sử dụng hay xả bỏ y bát. Việc chú nguyện này sẽ không còn hiệu lực (adhiṭṭhānavija-hana) trong các trường hợp sau: y hay bát đó bị trộm lấy, hoặc được đem cho, bị mang đi nơi khác ngoài tầm sử dụng của chủ nhân, khi tỷ kheo hoàn tục, hay từ trần, hay đương sự tác ý xả bỏ, khi tỷ kheo bị thay đổi giới tính, khi phạm tội Ba La Di, khi y hay bát ấy bị hư hoại nặng. 

Adhiṭṭhāna-uposatha: Phép làm lễ Phát Lộ một mình. Khi vị tỳ kheo không sống gần bạn tu, vào ngày Bố Tát chỉ việc chú nguyện câu Ajja Me Uposatho (hôm nay là ngày lễ Bố Tát của ta). Lời nguyện này cũng có giá trị như một buổi nghe tụng giới. 

Anatiritta (bhojana): Thức ăn còn mới nguyên, chưa là tàn thực. 

Anavajjapanñatti: Chỉ chung cho những học giới biệt chế cho tăng ni. Bản thân chúng chưa hẳn là tội xấu trong quan niệm đạo đức của xã hội. Chẳng hạn những học giới về y bát hay chuyện ăn uống.

Anavasesa-āpatti: Một tên gọi khác của tội Ba La Di. Tỳ kheo phạm vào tội này thì không còn cách nào để giải quyết và đạo nghiệp coi như kết thúc (anava-sesa). Các tội khác vẫn còn phương giải trừ (Avasesā-patti). 

Anāmantacāra: Tự tại du hành, một trong năm đặc quyền của tỷ kheo trong thời gian hậu tăng y là rời khỏi trú xứ không cần báo cho bạn đồng trú biết trước.

Anārambha: Tính hợp luật của một miếng đất mà vị tỷ kheo dự tính xây dựng trú xứ. 

Anāvāsa: Tính cách hay nơi chốn không thích đáng để vị tỷ kheo cư ngụ. 

Aniyatā: Từ gọi chung hai trường hợp Tùy Chứng Định Tội của vi tỷ kheo. Như khi vị ấy cùng có mặt riêng lẻ với một phụ nữ trong bối cảnh thuận tiện cho việc mờ ám, nhân chứng (phải là vị thánh Sơ quả) trình tăng thế nào thì chư tỷ kheo theo đó mà định tội tỷ kheo đương sự.

Anupasampanna: Người chưa thọ Đại Giới, thuật ngữ gọi chung cho tất cả những ai không phải tỷ kheo hay tỷ kheo ni. 

Anukkhepa: Vật đền bù khi trao đổi một món có giá trị. Vị tỷ kheo có thể dùng món nào đó để đền bù cho bạn tu khi trao đổi một vật dụng có giá trị hơn vật của mình đưa ra. Dĩ nhiên vật sở hữu của tỳ kheo chỉ là những gì hợp luật.

Anuppaññatti: Điều bổ chế, chi tiết bổ sung đối với một học giới chưa hoàn bị và rõ ràng. 

Anuppannapaññatti: Dự Chế, những cấm chế không đợi duyên sự (hầu hết các học giới đều được cấm chế ngay sau khi xảy ra một chuyện đáng tiếc nào đó). Chẳng hạn Bát Kỉnh Pháp của tỳ kheo ni. 

Anumatikappa: Một trong mười chủ trương của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép thực hiện một tăng sự vội vã với hi vọng mong manh vào sự đồng thuận của những tỷ kheo chưa kịp đến họp mặt, đặt họ vào tình thế mọi sự đã rồi. Vị nào cố ý làm vậy, phạm Tác Ác. 

Anumodanavatta: Nôm na là việc chúc phúc cho thí chủ sau khi thọ trai. Việc này cũng được Luật tạng cho là chuyện nên làm, nhưng không đòi hỏi tăng số. Một hay vài vị tỷ kheo được cử làm đại diện cho tăng chúng cũng được. 

Anuvāta: Đường may dằn theo chiều dọc của lá y. 

Anuvādādhikaraṇa: Xem chữ Adhikaraṇa. 

Anuvijjaka: Vị tỷ kheo đóng vai trò luật sư được chư tăng đề cử để cật vấn ai đó trong các tăng sự.

Anuvivaṭṭa: Hai điều nằm giữa của lá y ca-sa.

Antarāmuttaka: Chữ gọi vị tỷ kheo tiếp tục ở lại trú xứ nhập hạ sau ngày Tự Tứ.

Antaravāsaka: Y nội hay hạ y của tỳ kheo. 

Antarāya: Điều trở ngại hay nguy cơ, mối phương hại đối với sinh hoạt, đời sống hay cuộc tu của vị tỷ kheo nói chung. Trong đó gồm các thứ thiên tai, nhân họa, cám dỗ hoặc thử thách. Chẳng hạn mười lý do trở ngại khiến chư tăng phải lược tụng Giới Bổn trong ngày Bố Tát.

Antarāyika: Chướng duyên trong cuộc tu. Như các điều ngăn ngại khả năng chứng ngộ thượng pháp, gồm Trọng nghiệp chướng (kammantarāyika) ám chỉ năm tội đại nghịch và sách nhiễu tỷ kheo ni, Phiền não chướng (kilesantarāyika) ám chỉ cho tà kiến nguy hiểm, Ác báo chướng (vi-pākantarāyika) như mang thân đọa lạc hoặc có vấn đề về phái tính, Quan chướng (upavādantarāyika) ám chỉ việc chống báng hiền thánh, Tội chướng (ānāvī-tikkamantarāyika) chỉ cho trường hợp tỷ kheo đã phạm phải các trọng tội trong Giới Bổn.

Chướng duyên ở đây cũng có thể là một trong 13 trở ngại khiến một người không thể thọ đại giới, như mắc trọng bệnh hay có rắc rối về gia đình, xã hội, pháp luật. 

Antimavatthu-ajjhāpanaka (bhikkhu): Tỷ kheo đã phạm tội Ba La Di. 

Antevāsika = Antevāsī: Học trò, đệ tử.

Antopakka(piṇḍa): Thức ăn được nấu ngay trong am thất hay tự viện, không phải từ những nơi hợp luật (kappiyabhūmi). Tỷ kheo thọ thực các món này phạm tội Tác Ác. 

Antovuṭṭhaṃ(piṇḍa): Các thức ăn được cất giữ lại trong am thất hay tự viện không thông qua sự đồng ý của tăng chúng. Vị nào thọ dụng phạm Tác Ác. 

Andha: Người mù bẩm sinh ( một trong những hạng không được thọ đại giới).

Andhabadhira: Người vừa mù vừa điếc. 

Andhamūga: Người vừa mù vừa câm. 

Andhamūgabadhira: Người bị cùng lúc ba chứng mù, câm, điếc. 

Anvādhika: Miếng vải nối thêm, có thể không cùng thứ vải với phần trước, trong trường hợp thiếu vải may y. Tỷ kheo được phép làm vậy. 

Appaticchannamānatta: Xem hai chữ Abbhāna và Mānatta. 

Apalokanakamma: Tăng sự dành cho các trường hợp triệu hồi (osārana), trục xuất (nissaraṇa), thí phát (bhandukamma),phạt Phạm đàn (brahmadaṇḍa), hay các trường hợp tương tự (kammalakkhana). Tăng sự này cần ba bận tuyên ngôn trước tăng chúng.

Apassenaphalaka: Phiến đá dựng nghiêng vào chân tường để ngăn việc sụt lún và cũng có tác dụng không để y áo phơi sát tường bị cọ quẹt dễ rách. 

Apesi: Cổng rào, nhằm ngăn các loại gia súc xâm nhập tự viện. 

Appaṭikamma-āpatti: Trọng tội nặng đến mức vô phương giải trừ, chỉ cho tội Ba La Di của tỷ kheo. 

Appamattavissajjaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối các vật dụng lặt vặt (appamatta) như kim, chỉ, dao, kéo,...cho tăng. Chư tăng cần hai lần tuyên ngôn để bổ nhiệm đương sự.

Abaddhasīmā: Cương giới tự thành, tức một khu đất khi được tăng chúng chọn làm nơi tiến hành một tăng sự nào đó thì nơi này cũng lập tức có giá trị tương đương như một khu vực Sīmā đã được kiết giới bằng hai lần tuyên ngôn hẳn hoi. Trong trường hợp này, dấu mốc của khu vực sīmā không thể là bốn hòn đá tượng trưng được nữa, mà có thể là một dòng nước, một ngôi làng để làm ranh. Ba loại Sīmā sau đây cũng được kể vào trường hợp Sīmā tự thành: Gāma-sīmā, Sattabbhantarasīmā và Udakukkhepasīmā. Xin xem thêm ở ba chữ này.

Abbhāna: Phép triệu hồi, dành cho một tỷ kheo phạm tội Tăng Tàn đã trải qua 6 đêm khuất hạnh (mānatta). Tăng sự này cần đến bốn bận tuyên ngôn và phải có sự chứng minh của ít nhất hai mươi tỷ kheo thanh tịnh. 

Abbhānāraha: Danh từ này dùng để gọi vị tỷ kheo đã trải qua 6 đêm khuất hạnh một cách nghiêm cẩn, là người Đáng Được Tăng Chúng Gọi Về. Nếu trong thời gian 6 đêm khuất hạnh đương sự lại tiếp tục phạm thêm một tội Tăng Tàn nữa, thì mọi sự coi như phải làm lại từ đầu. Luật tạng gọi đây là trường hợp Abbhānārahamūlāyapatikassanā, trùng phạm cấm phòng. 

Amūḷhavinaya: Trường hợp tăng sự xác định tình trạng mất trí của một tỷ kheo trong lúc vi phạm các học giới để đương sự không bị cư xử như một người cố tình phá giới. Tăng sự phải được thực hiện sau khi vi tỷ kheo mất trí được hồi phục, với ba điều kiện sau: Đương sự đích thị đã từng mất trí, có tỷ kheo tố cáo đương sự vi phạm giới luật và chính đương sự xin tăng thực hiện tăng sự này.

Tăng sự này cần đến bốn bận tuyên ngôn để thỉnh ý tăng chúng. Nếu tất cả một lòng xác quyết đương sự đã có lúc mất hết tự chủ thì mọi lầm lỗi trong thời điểm đó phải được bỏ qua. Vị nào cố tình nhắc lại chuyện cũ, phạm tội Ưng Đối Trị (Pācittiya-Ba Dật Đề).

Loại tăng sự này cũng được kể vào trường hợp Anuvā-dādhikaraṇa. 

Ambapāna: Nước xoài ép, một trong các loại nước tỷ kheo được uống buổi chiều. 

Alajjī: Kẻ vô sĩ, chỉ hạng tỳ kheo cố tình dấu diếm tội lỗi, không sám hối hay hoàn tục. 

Aḷacchinna: Người bị cụt mất ngón chân hay ngón tay cái (không được thọ đại giới). 

Avakkārapātī: Thùng rác, chậu đựng thức ăn thừa. 

Avandiya:Loại người không đáng nhận sự lễ bái. Bao gồm thiếu niên, tu sĩ ác giới, người chưa thọ đại giới, không thuộc nam giới (như nữ nhân hay lưỡng tính), và tỷ kheo chưa giải quyết xong tội Tăng Tàn (kể rõ thì có năm trường hợp, nhưng tựu chung chỉ một câu trên là đủ, muốn tìm hiểu thêm xin xem từng mục từ). 

Avalekhanakattha: Bàn chải dùng trong nhà xí. 

Avalekhanapithara: Vật đựng bàn chải chà cầu. 

Avahāra: Sự lấy trộm một vật chưa được chủ cho. 

Avippavāsasīmā: Khu vực Sīmā đã được kiết giới bằng hai bận tuyên ngôn, tỳ kheo sống trong đây được phép không giữ đủ tam y (lẽ ra ở nơi khác thì không thể rời tam y trước bình minh hôm sau). 

Avissajjiya ( = Avebhaṅ-giya): Các thứ giáo sản của tăng chúng tuyệt đối không được tùy tiện xử lý, dù đó là tập thể hay cá nhân, gồm có nhà đất của tự viện và các thứ gia dụng lớn nhỏ khác như giường gối chăn đệm, đến cả kềm búa, cuốc xẻng, thau chậu,... 

Avebhaṅgiya = Avissajjiya 

Asamādānacāro:Đặc quyền có thể không mang đủ tam y khi rời trú xứ. Đây là một trong 5 quyền lợi của một tỷ kheo trong thời gian hậu tăng y, suốt 5 tháng sau ngày Tự Tứ. 

Asamānāsanika: Khi hai tỷ kheo chênh lệch nhau từ ba hạ trở lên thì không thể ngồi chung một sàng tọa. Việc không thể ngồi chung này được gọi là Bất đồng tọa. Nhưng đó là trường hợp sàng tọa nhỏ hẹp, nếu chỗ rộng rãi thì cũng có thể chia nhau mà nằm ngồi. Đây là nói về các tỷ kheo với nhau mà thôi, hạng khác thì không được phép.

Asādhāranapaññatti: Các học giới biệt chế, tức các học giới chỉ cấm chế riêng cho tỷ kheo hay tỷ kheo ni, để phân biệt với những học giới cấm chế chung cho lưỡng phái tăng. 

Assattharana: Tấm trải trên lưng ngựa, tỷ kheo không được sử dụng vào bất cứ mục đích gì.

*

[Ā]

Āgantukavatta: Nói chung những bổn phận của một vị tăng khách phài ghi nhớ để hành xử khi đến chỗ khác. 

Ācamanakumbhī: Lu nước trong nhà cầu, theo Luật Tạng phải luôn đầy nước và được che đậy. 

Ācamanapādukā: Ghế gỗ trong nhà xí dùng để tiện việc rửa ráy. 

Ācamanasarāvaka: Gáo hay ca nước trong nhà cầu, phải luôn giữ khô ráo bằng cách úp ngược.

Ācārinī: Nữ giáo thọ (của ni giới) 

Ācāriya: Giáo thọ sư hay Y chỉ sư nói chung, tức tỷ kheo (phải trên năm hạ) dạy học cho vị khác nhỏ hơn mình hay cho vị nhỏ nương nhờ bằng cách thường xuyên khuyên nhắc, dạy dỗ nọ kia. 

Ācāravipatti: Tên gọi chung các thứ tội nhỏ, chỉ vừa đủ làm hỏng tế hạnh của người xuất gia, bao gồm từ Trọng Tội xuống đến Ác Khẩu. 

Ācinnakappa: Tạm gọi là phép Ngu Trung, một trong những quan điểm của nhóm tỷ kheo Vajjī, buộc vị tỷ kheo phải tuyệt đối tuân phục và truyền thừa trọn vẹn những răn dạy mang tính tư kiến của thầy tổ, không được nghi ngờ hay chối bỏ. Theo các vị Kiết Tập Sư thì đây là một hình thức cuồng tín lợi bất cập hại, người tu chỉ nên y cứ kinh điển (theo Culla-vagga).

Ājīvavipatti: Lối sống tà mạng bằng cách lừa mị thiên hạ. 

Ānicolaka: Tấm vải lót dùng trong những ngày có tháng, dành cho ni chúng. Nam Truyền ĐTK dịch là Hoa Nguyệt Y.

Āpatti: Các thứ tội hay sự vi phạm các học giới nói chung (sẽ được trình bày rãi rác trong tập từ vựng này). 

Āpattādhikarana: Xem chữ Adhikarana. 

Āpatti-āvikarana: Sự thú tội của tỷ kheo đối với vị khác, báo cho biết mình đã vi phạm học giới nào đó để sám hối hoặc giải quyết. 

Āpattipatikamma: Phép giải tội, có nhiều cách thức khác nhau, tùy tội nặng nhẹ, hoặc chỉ bằng một câu sám hối hay phải tổ chức tăng sự. Tỷ kheo phạm cùng tội (sabhāgāpatti) không giúp gì nhau được. 

Āmaḷakavattikāpātha: Loại ghế nhiều chân nói chung. 

Āmisakhāra: Loại thuốc trị bệnh làm từ cơm cháy. 

Āyoga: Tọa cụ làm từ nhiều lớp vải xếp chồng nhau. Tỷ kheo vô bệnh không được dùng loại tọa cụ này. Và tỷ kheo cũng không được dùng Tăng Già Lê để lót ngồi. 

Āraññaka: Tỷ kheo ẩn lâm, người chuyên sống ở rừng. Có lẽ do muốn giữ lại chút nét cổ phong, các dịch giả của Hán Tạng đôi khi không dịch chữ Ārañña, mà chỉ phiên âm. Do đó, cụm từ Tỷ Kheo Sống Nơi Lan Nhã là dịch từ chữ Āraññaka (Sans. Aranyaka) này vậy. 

Āraññikavatta: Phận sự của tỷ kheo sống trong rừng. 

Ārāma: Gồm hai loại hoa viên (pupphārāma vườn hoa) và thọ viên (phalā-rāma - vườn trái). Thời Phật tại thế, các tự viện thường được xây dựng trong những vườn cây (như chùa Trúc Lâm, chùa Kỳ Viên, vườn da-xà của dòng Thích Tộc, vườn xoài của lương y Jīvaka, vườn xoài của danh kỹ Ambapāli,..), như một lối ẩn lâm tại thị. Từ đó cảnh chùa thường được gọi là Già Lam, chữ phiên âm từ Phạn ngữ Ārāma (khu vườn). Tất cả cây, trái, hoa, lá,..trong các vườn cây đã được dâng cúng Tam Bảo đều là những giáo sản của chung tăng chúng mười phương, không ai có thể tùy tiện sử dụng riêng tư. Tỷ kheo ni khi chưa xin phép trước cũng không được vào những khu vườn của tăng chúng, nếu tùy tiện sẽ phạm tội Ba Dật Đề.

Ārāmavatthu: Viên trạch của chùa nói chung. 

Ārāmika: Tịnh nhân, từ gọi chung những cư sĩ giúp việc trong một tự viện (chỉ là trường hợp cá biệt). Đức Phật cho phép chư tăng nuôi họ trong điều kiện có thể. Ngày xưa, vua Tần Bà Sa La (Bimbisāra) từng gửi 500 người đến phục vụ ngài Pilindavaccha. Nhóm người này đã lập thôn mà sống và làng họ ở được gọi là Pilindavacchagāma. Khu vườn của ngài trưởng lão cũng được gọi là Pilinda-vacchārāma. Cả khu vườn và ngôi làng mang tên ngài hiện nằm trong khu Bihar-shariff ở quận Nalanda, bang Bihar, Ấn Độ). 

Ārāmikinī: Nữ Tịnh Nhân. Những phụ nữ giúp việc trong chùa. 

Ārāmika-pesaka: Vị tỷ kheo giữ trách nhiệm điều động những người giúp việc chùa. 

Ālambanabāha: Lan can lầu hay tay vịn trên cầu. 

Āḷinda: Thềm nhà. Thềm trong thì gọi là Āḷinda, thềm ba hay hiên ngoài gọi là Osāraka). 

Ālokasandhi: Chỉ chung cho cửa sổ hoặc lổ gió, khe thông ánh sáng. 

Āvaraṇa: Nôm na là lối phạt Cấm Cửa, một trong các phép Phạm Đàn (Brahma-daṇḍa) đối với một tỷ kheo ni hay Sa Di có thái độ bất kính đối với tỷ kheo tăng. Đương sự bị cấm không cho bước vào trú xá tập thể, nếu đó là ni, còn đối với Sa Di thì bị cấm không cho về phòng riêng hay chỗ ngụ thường ngày. Trường hợp tỷ kheo thì bị cấm không được dùng cơm chung với tăng chúng.

Āvasatha: Am thất của ni giới, bắt buộc phải có cửa nẻo nghiêm cẩn, và khi rời khỏi phải báo cho bạn tu được biết, để phòng kẻ gian. Không làm vậy sẽ phạm tội Ba Dật Đề.

Trong vài trường hợp, Āvasatha còn đồng nghĩa với Āvasathāgāra, một kiểu phước xá tương đối tiện nghi ở vài địa phương, dành cho khách phương xa, người bệnh hay phụ nữ có con mọn. Ngày nay ở Ấn Độ cũng có nhà Dharma-sālā với tổ chức và mục đích tương tự.

Āvasathacīvara ( = Ānicolaka) Tấm vải lót được ni giới sử dụng trong những ngày có kinh nguyệt. Hán dịch là Hoa Nguyệt Y. Trong hoàn cảnh khó khăn, sau khi sử dụng, đương sự phải giặt sạch để bạn tu còn dùng. 

Āvasathapiṇḍa: Chỉ chung cho các thực phẩm miễn phí trong các phước xá ( xem chữ Āvasatha). Tăng ni vô bệnh chỉ được đến đây nhận lãnh thực phẩm mỗi ngày một lần mà thôi, nhiều hơn sẽ bị phạm tội Ba Dật Đề.

Āvāpaka: Đãy, bị, tụng, túi lớn. 

Āvāsa: Trú xứ, chỗ ở.

Āvāsakappa: Đồng Trú Biệt Sự, một trong các chủ trương trái luật của nhóm tỷ kheo Vajjī, cho phép tăng chúng được quyền chia nhiều nhóm rời rạc nhau làm tăng sự trên cùng một khu đất Sīmā. 

Āvāsikavatta: Những bổn phận của tỷ kheo thường trụ tại một trú xứ. 

Āviñchanachidda: Lổ khoét trên cửa để dễ dàng mở, đóng. 

Āviñchanarajju: Sợi dây cột vào cửa để dể dàng mở, đóng. 

Āvesanavitthaka: Cái hộp để đựng các vật dụng nhỏ gọn như kim chỉ, dao kéo. Tỷ kheo được phép dùng. 

Āsandi: Trường kỷ, một kiểu ghế dài sang trọng, cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṅgula). Tỷ kheo sử dụng ghế này phạm Tác Ác, tỷ kheo ni sử dụng phạm Ba Dật Đề. 

Āvāsacchedikā: Thuật ngữ ám chỉ trường hợp vị tỷ kheo sau ngày Tự Tứ đã rời chỗ vừa an cư với mục đích riêng nào đó, chẳng hạn đi tìm y, và lúc ra đi đã không chuẩn bị ý tưởng quay về. Sau đó dù có giải quyết được việc riêng hay không, đương sự coi như đã tự đánh mất các đặc quyền được hưởng của một tỷ kheo sau mùa tăng y.

Āhaccapādaka (-pītha, mañca): Ghế hay giường xếp, có thể gấp lại khi cần. Vì mục đích an toàn, vị tỷ kheo không được dùng loại giường ghế này trong một căn phòng quá chật (vehāsakuṭi), không đủ rộng để xoay trở. Nếu dùng, phạm Ba Dật Đề.

*

[I]

Ikkāsa: Nhựa cây, đôi khi được dùng để trát vữa hay sơn ngoài am thất. 

Iṇāyika: Con nợ, người chưa trả xong các món nợ vật chất nói chung (một trong các hạng người không đưọc thọ đại giới). 

Itthālaṅkāra: Nữ trang nói chung. Ni giới không được sử dụng bất cứ thứ gì được người đời gọi là nữ trang.

*

[U]

Ukkāsika: Loại khăn tắm bằng vải được xoắn lại để tiện kỳ cọ cáu ghét. Tỷ kheo được phép sử dụng. 

Ukkuṭikā-gamana: Chỉ chung hai cách đi nhón gót ( chỉ bằng các ngón chân) hay chỉ dùng gót chân. Tăng ni không được đi đứng kiểu này, tội Tác Ác. 

Ukkuṭikānisīdana: Cách ngồi chồm hổm, được đức Phật cho phép trong tất cả các dịp tăng sự. 

Ukkhittaka (bhikkhu): Từ gọi vị tỷ kheo trong thời gian đang bị xử phạt (bằng tăng sự Ukkhepanīyakamma) do phạm các tội ngoan cố trong hành xử hay trong tri kiến. 

Ukkhepanīyakamma: Nghĩa đen là Bị Bỏ Rơi, một cách xử phạt của tăng chúng đối với vị tỳ kheo nào có thái độ ngoan cố hay cố chấp cứng cõi về đời sống giới luật hay về kiến giải giáo lý. Đương sự tạm thời không được sống trung trú xá với chư tăng, hoặc không được góp mặt trong các buổi sinh hoạt tập thể của tăng chúng. Nếu vị này hoàn tục sau khi bị xử phạt, thì trước khi muốn thọ giới trở lại cũng phải bày tỏ thái độ hối lỗi về những sai phạm ngày trước của mình. Được vậy, tăng chúng mới nên chấp nhận. 

Uggahitapatiggahita (piṇḍa): Vị tỷ kheo không được tự mình cầm lấy các món ăn chưa được thí chủ đưa tận tay. Khi lấy phạm tội Tác Ác, khi ăn phạm tội Ba Dật Đề. Phần thực phẩm tự tiện kia, được gọi bằng thuật ngữ Uggahita-patiggahitapiṇḍa, nghĩa đen là thức ăn Tự Trao Tự Nhận.

Uccāsayanamahāsayana: Từ gọi chung tất cả giường ghế cao rộng có trang hoàng sang trọng hay đắt giá bằng các thứ xa xỉ như vàng bạc hay da thú, lông thú. Tăng ni (và cả người thọ Bát Giới) không được nằm ngồi trên những giường ghế này. Trong trường hợp không thể có chọn lựa khác, tăng ni chỉ được ngồi mà không nằm trên đó. Tội Tác Ác.

Một chiều cao quy định chung cho sàng tọa của tăng ni là không cao hơn tám ngón tay đức Phật (sugataṅgula). Số đo này tạm thời vẫn chưa được thống nhất là bao nhiêu. 

Ucchurasa: Nước mía, tăng ni được phép dùng. 

Ujjhāpanaka: Việc sĩ nhục người khác bằng một cách thức chà đạp nào đó. Tỷ kheo cố ý làm nhục bạn tu sẽ phạm tội Ba Dật Đề. 

Uttarattharaṇa: Khăn trải giường hay bọc ghế. 

Uttarapāsaka: Lổ chốt cửa. 

Uttarālumpa: Nắp nối, hình dáng như cái bình không đáy, được dùng để gắn thêm trên nồi nước nhuộm y (rajanakumbhī), để ngăn nước trào ra.

Uttarasaṅga: Thượng y, y vai trái của tăng ni. Kích thước y này không thể lớn hơn lá thượng y của Thế Tôn (tính theo bàn tay của Ngài, là dài chín gang và ngang sáu gang). Xem chữ Sugatavidatthi. Đồng thời, thượng y (một lớp) và Tăng Già Lê (từ hai lớp trở lên) của tăng ni phải có kích thước bằng nhau và cả tam y (tính luôn y nội, tức hạ y) phải cùng một màu nhuộm. Theo luật định, tăng ni đã thọ đại giới không thể thiếu một trong ba y, và khi vào khu dân cư luôn phải mang theo đầy đủ, trừ trường hợp ngoại lệ. 

Uttarimanussadhamma: Pháp thượng nhân, chỉ chung cho các tầng thiền định từ Sơ Thiền và thánh trí từ Sơ Quả. Tăng ni khoe mẻ với người chưa thọ đại giới về các pháp thượng nhân mà mình thực chứng thì phạm Ba Dật Đề, nếu chưa thực chứng mà chỉ mạo nhận thì phạm tội Ba La Di, vĩnh viễn bị trục xuất khỏi giáo hội. 

Udakakoṭṭhaka: Bồn chứa nước nóng, dùng trong lúc chữa bệnh (như thống phong, tê thấp). Tăng ni được phép sử dụng. 

Udakaniddhamana: Ống dẫn hay máng chảy để đưa nước từ nơi này sang nơi khác. 

Udakasāṭikā: Y tắm của tỳ kheo ni. Y tắm của tỷ kheo là Udakasāṭaka.

Udakukkhepasīmā: Cũng một loại cương giới (sīmā) tự thành, tức không cần đến các hòn đá làm mốc cùng hai lần tuyên ngôn xác định. Đây là khu đất được tăng chúng mặc định là khu vực tiến hành tăng sự sau khi giả định ranh giới là một dòng nước nào đó trong khoảng cách vừa đủ để một người sức lực trung bình có thể tạt nước. 

Udapāna: Giếng nước. 

Udapānasālā: Mái che hay túp lều dựng bên trên miệng giếng để giữ nước sạch và che mát cho người lấy nước. 

Udukkhala: Cối giã gạo. tăng ni được phép sử dụng. 

Udukkhalika: Lổ chốt cửa (bên dưới). Lổ chốt cửa bên trên thì gọi là Uttara-pāsaka. 

Uddesa: Sự trùng tụng, tuyên đọc (như việc tụng Giới Bổn trong mỗi kỳ Bố Tát). 

Uddesabhatta: Bữa ăn được cúng dường cho một số lượng nhất định các tỷ kheo do tăng chúng chỉ định.

Uddosita: Phòng chứa đồ, được đức Phật cho phép, đặc biệt ở trú xứ ni chúng. 

Uddhalomī: Thảm len có sợi dài, tăng ni không được phép sử dụng. Trường hợp bất đắc dĩ có thể ngồi nhưng không được nằm. Tội Tác Ác. 

Upajjhā ( = Upajjhāya): Vị tỷ kheo làm thầy tế độ cho người khác xuất gia. Theo Luật Tạng, có rất nhiều tiêu chuẩn được đòi hỏi ở một vị thầy tế độ, nhưng điềi kiện tiên quyết và tối thiểu là đương sự phải trên mười năm tu, kể từ ngày thọ đại giới. Ngoài việc chứng minh cho đệ tử thọ giới, vị thầy tế độ còn phải có trách nhiệm trực tiếp giáo dưỡng hoặc giao phó cho người mà mình tin cậy. 

Upajjhāyā ( = Upajjhāyinī): Vị tỷ kheo ni làm thầy tế độ cho người khác xuất gia. Tiêu chuẩn tối thiểu để đảm nhiệm vai trò này là phải có trên mười hai năm tu, tính từ ngày thọ đại giới. Tinh thần trách nhiệm bên ni giới phải rất lớn, ngoài việc huấn luyện đệ tử ít nhất hai năm đầu, sau đó nếu đệ tử có việc phải rời thầy thì vị thầy phải cùng đi với đệ tử một quãng đường tối thiểu là năm hoặc sáu do-tuần (hơn mười cây số). 

Upajjhāyavatta: Gọi chung những trách nhiệm của vi thầy tế độ đối với đệ tử. 

Upaṭṭhānasālā: Trai đường hay hội trường, nơi tăng chúng họp mặt trong các dịp sinh hoạt chung. 

Upasampadā: Đại giới hay Cụ túc giới, tên gọi của giới phẩm tỷ kheo, tỷ kheo ni. Người muốn thọ giới Cụ túc phải ít nhất hai mươi tuổi đời và thật sự không vướng mắc một vấn đề nào về xã hội (trốn việc quan hay bị truy nã, nợ nần), gia đình (không phải trốn lánh cha mẹ) và sức khỏe bản thân (không phải người tàn tật hay bị trọng bệnh nan y). Tình trạng nhân thân đó phải được chính đương sự xác nhận trước tăng chúng trong lúc thọ giới.

Vị tân thọ cụ túc luôn được giáo hối vắn tắt nội dung tu học suốt đời mình sau đó, gồm bốn chuẩn bị cho đời sống vật chất (là sẵn sàng mặc y phấn tảo, ăn đồ khất thực, sống dưới gốc cây và có thể uống cả nước đái bò để trị bệnh) cùng bốn điều phải tuyệt đối tránh xa là dâm dục, trộm cướp, sát nhân và mạo nhận hiền thánh.

Những điều kiện về tình trạng nhân thân của một phụ nữ muốn thọ giới Cụ Túc kể ra có nhiều khó khăn và phức tạp hơn một nam nhân, từ sức khỏe cá nhân đến hoàn cảnh gia đình (chẳng hạn vấn đề thai nghén, con mọn). Lý do đơn giản là tình trạng xã hội thời nào cũng thường gắn liền với thân phận nữ giới một cách chặt chẽ, đôi lúc khốc liệt. Theo luật định, một trưởng lão ni (tối thiểu có từ mười hai tuổi đạo) chỉ được phép tế độ đệ tử xuất gia mỗi hai năm một lần mà thôi. Và một nữ nhân muốn thọ giới Cụ túc, trước phải trải qua hai năm Học Nữ để thực tập.

Theo Luật Tạng, kể từ buổi sơ thời Phật giáo cho đến lúc luật nghi được cấm chế hoàn bị, có tất cả tám nghi thức tiến hành lễ thọ giới Cụ Túc, càng về trước càng càng đơn giản:

- Ehibhikkhūpasampadā: Đương sự lập tức thành tựu Cụ túc giới ngay sau câu nói ngắn gọn của Đức Phật: Hãy đến đây, tỷ kheo (hay tỷ kheo ni)!

- Saraṇagamanūpasampadā: Phép thọ giới Cụ túc chỉ bằng ba biến quy mạng Tam Bảo.

- Ovādapatiggahanūpasampadā: Phép thọ Cụ túc chỉ bằng một vài câu giáo giới.

- Paññābyākaraṇūpasampadā: Thành tựu Cụ túc giới ngay sau lời tuyên bố thánh trí cùng bạn tu.

Garudhammapatiggahanūpasampadā: Thành tựu Cụ túc giới sau khi thọ trì Bát Kỉnh Pháp (trường hợp các tỷ kheo ni đầu tiên).

- Dūtenūpasampadā: Trở thành tỷ kheo ni sau khi nhận được lời nhắn của đại diện tăng ni.

- Aṭṭhavācikūpasampadā: Phép thọ Cụ túc giới thông thường của ni chúng, thông qua tám lần tuyên ngôn, tức hai lần Tứ Tác Bạch.

- Ñatticatutthakammūpasampadā: Phép thọ Cụ túc giới phổ thông của tỷ kheo, tức bốn bận tuyên ngôn trước tăng chúng. 

Upassaya: Ni xá, ni viện, trú xứ của tỷ kheo ni. Tỷ kheo ni không được phép tự mình xua đuổi bạn tu khi họ đã được ni chúng chấp nhận cho cộng trú. 

Upāsaka: Ưu Bà Tắc, thiện nam, nam cư sĩ trong Phật giáo. Thiện nam đầu tiên trong Phật giáo quy y Tam Bảo là thân phụ của trưởng lão Yasa. 

Upāsikā: Ưu Bà Di, tín nữ, nữ cư sĩ trong Phật giáo. 

Upāhana: Giày dép làm bằng các loại da thú. Lúc đầu, đức Phật không cho phép chư tăng dùng loại dép này, nhưng về sau do nhu cầu thật sự của các tỷ kheo bệnh (đầu tiên là ngài Sona Kolivisa), Thế Tôn đã tùy duyên cho phép. Giáo sư C.S Upasak đã kể khá đủ các loại giày dép được nhắc đến trong Luật Tạng, bản dịch tiếng Việt không tiện ghi đủ.

Loại dép tỷ kheo được phép dùng chỉ nên có một lớp đế, nhiều hơn sẽ bị tội Tác Ác. Nếu là dép cũ, thì trên hai lớp cũng không sao.

Tỷ kheo không được tùy tiện mang dép những nơi tôn nghiêm, vào ban đêm thì vô tội. Tỷ kheo cũng không nên mang dép đi bên cạnh thầy tổ khi các ngài đi chân trần. Lúc vào khu dân cư cũng không được mang dép, và ở tại trú xứ thì phải để dép ở nơi chốn thích hợp. Văn hóa giày dép của Ấn Độ xưa có nhiều điểm rất hợp với tinh thần Phật giáo.

Tỳ kheo ni vô bệnh không được mang dép. 

Upāhanathavikā: Giỏ đựng dép, tỷ kheo được phép sử dụng, đặc biệt khi ở rừng.

Uposatha: Hán dịch là Trưởng Tịnh.Thật ra đây là một thuật ngữ đã được dùng rộng rãi tại Ấn Độ trước khi đức Phật ra đời, chỉ chung những ngày trai tịnh kiêng khem của tín đồ các tôn giáo. Sau đó, chữ này được đức Phật dùng để chỉ các ngày Bát Quan Trai của cư sĩ và hai ngày Bố Tát của tăng ni vào hôm rằm và bữa cuối tháng.

Ngoài ý nghĩa tịnh hóa giới hạnh bản thân mỗi tăng ni, nghi thức Phát Lộ hay Bố Tát còn là cơ hội để tăng ni xác định, siết chặt sự đoàn kết thông qua việc họp mặt nhau trên cùng một lễ đàn trong tự viện hay rừng sâu, sau hai lần tuyên ngôn với một chuẩn bị tối thiểu nhưng vừa có ý nghĩa tinh thần mà cũng rất thực dụng là một bầu nước sạch cùng một ngọn đèn được thắp sáng. Lễ đàn này chỉ gồm toàn các tỷ kheo thanh tịnh. Những vị đang chịu phạt và bất cứ ai chưa thọ giới Cụ Túc cũng không được tham dự tăng sự này. Ni chúng tuyệt đối không được góp mặt trong lễ Bố Tát của riêng tăng chúng. Những đối tượng bị đặt ngoài lễ Bố Tát của tăng ni được gọi chung là Vajjanī-yapuggala (người bị loại trừ).ss 

Uposathagga ( = Uposathā-gāra): Bố Tát Đường, nơi tiến hành lễ Phát Lộ của tăng ni, có thể là một hang núi, tự viện hay một khu vườn. 

Uposathapamukha: Thuật ngữ ám chỉ không gian mở rộng trong trường hợp Bố Tát Đường quá chật hẹp không chứa hết số lượng tăng chúng quá đông đảo, tăng chúng được phép ra ngoài ngồi quanh Bố Tát Đường để làm lễ Phát Lộ.

Uposathikabhatta: Bữa cơm cúng dường của cư sĩ đến tăng ni trong ngày Bố Tát.

Ubbāhika: Sự ủy nhiệm hay phó sự. Từ gọi trường hợp tăng chúng đem giao một vấn đề rắc rối cho cá nhân hay một nhóm tỷ kheo đa văn giải quyết.

Ubhatopaññatti: Những học giới được Thế Tôn cấm chế chung cho cả tăng ni. 

Ubhatobyañjanaka: Người lưỡng tính, một trong những hạng người không được thọ giới Cụ Túc.

Ubhatolohitakūpadhāna: Kiểu giường sang trọng với cả khăn trải và gối kê đều tuyền một màu đỏ, được xem là vật dụng không nên dùng đối với tăng ni và người thọ giới Bát Quan. 

Ummattakasammuti: Lời xác định của tăng chúng về tình trạng mất trí của một tỷ kheo nào đó, thông qua hai lần tuyên ngôn. Sau đó, trong các tăng sự được quyền không kể đến sự hiện diện của đương sự nữa. 

Uḷūkapakkha: Lông cánh chim cú, vẫn được người Ấn xưa dùng làm y phục, nhưng tăng ni không được phép sử dụng. 

Ussāvanatikākappiyabhū-mikuṭi: Một trong bốn loại nhà kho được phép sử dụng để cất giữ vật dụng của chư tăng.

*

[E]

Ekatopaññatti: Những học giới Biệt Chế, chỉ được ban hành cho riêng tăng hay ni chúng. 

Ekantalomī: Nói chung các loại thảm hay khăn trải có lông ở cả hai mặt, tăng ni không được phép sử dụng.

Eḷakapādaka-pīṭha: Ghế đẩu, tỷ kheo được phép dùng.

*

[O]

Okāsa: Lời thỏa thuận; Lời đề nghị; cơ hội. 

Okkhittacakkhu: Sự ngó xuống. Tăng ni lúc vào chỗ dân cư không nên ngó dáo dác, hay dõi mắt nhìn quá khoảng cách " một lưỡi cày".

Ottharaka: Bộ phận lược nước cỡ lớn, dùng ở các hồ ao. 

Onaddhapītha: Ghế có nệm, tỷ kheo được dùng loại đơn giản nhất. 

Onaddhamañca: Giường nệm, tăng ni được phép dùng loại đơn giản nhất. 

Omasavāda: Lời hạ nhục với nội dung bêu riếu hay kẻ vạch, châm biếm. Tỷ kheo hạ nhục bạn tu sẽ bị phạm Ba Dật Đề. 

Ovaṭṭika: Vòng xuyến đeo tay; Sự khâu, vá , mạng. 

Ovāda: Sự giáo hối, lời giáo huấn. 

Ovādaṭhapana: Sự bỏ mặc. Một hình thức xử phạt tỷ kheo ni bất kính tỷ kheo. Sau khi bị cấm vào tăng viện, nếu đương sự tiếp tục không biết lỗi thì tiếp theo phải bị xử phạt bằng cách không vị nào khuyên nhắc, dạy dỗ đương sự nữa. 

Osāraka: Hiên ngoài, hay hành lang của am thất. 

Osāraṇā: Sự tiếp nhận hay mời gọi, thuật ngữ ám chỉ việc tăng chúng chứng minh cho một người thọ giới Cụ túc. Từ này cũng chỉ việc chư tăng xá tội cho một tỷ kheo đã hết hạn bị phạt (bằng các hình thức Tajjanīya, Pabbājanīya, Niyassa, Ukkhepanīya - xem thêm ở các mục từ này).

*

[K]

Kañcuka: Áo khoát ngoài, áo choàng dài (tiếng Anh trong nguyên tác là Jacket or long mantle). Tăng ni không được phép dùng (Mv. trang 321, Cv trang 388). 

Katacchuparissāvana: Dụng cụ lọc nước.

Kaṭākaṭa: Cháo đậu xanh. 

Kaṭissa: Khăn trải giường bằng lụa có thêu thùa và kim tuyến. Tăng ni không được sử dụng. 

Kaṭisuttaka: Dây thắt lưng dùng như một thứ trang sức, tỷ kheo kheo không được sử dụng. Thuật ngữ này cũng được dùng để gọi sợi dây đeo băng vải dùng trong ngày kinh nguyệt, tỷ kheo ni được phép dùng. Sau những ngày đó, nếu dùng sẽ phạm tội Tác Ác. 

Kaṭhina: Nghĩa đen là khung gỗ để căng vải may y. Tỷ kheo được phép sử dụng (Cullavagga trang 205).

Ở một nghĩa chuyên biệt khác, đây là tên gọi một tăng sự được tổ chức sau ngày Tự Tứ, lúc các tỷ kheo vừa trải qua ba tháng an cư kiết hạ. Tăng chúng sẽ chọn ra một nhân tuyển thích hợp để đại diện chư tăng thọ y. Đó có thể là vị tỷ kheo đang cần y mới để thay đổi y cũ đã rách nát, hoặc một vị trưởng lão nào đó. Nghi thức chỉ định nhân tuyển là hai lần tuyên ngôn. Nếu thí chủ chỉ dâng vải suông, chưa may thành y, thì vị tỷ kheo nhận y (thường với sự giúp đỡ của huynh đệ) sẽ phải tự tay may lấy một trong ba y, đặc biệt y nào được xem là cấp thiết nhất lúc đó, để dùng ngay trong tăng sự thọ y.

Tỷ kheo thọ y ngoài việc được nhận y mới, còn được những đặc quyền khác (kaṭhiṇānisamsa),như trong 5 tháng sau đó có thể đi khỏi trú xứ không cần thông báo cho bạn tu, được phép không mang đủ tam y cách đêm nếu thấy bất tiện,... Xin xem ở các mục từ Anāmantacāro, Asamā-dānacāro, Gaṇabhojana, Adhiṭṭhāna, Vikappana. 

Tam y hoặc vải may y được dâng cho tăng sự Kaṭhina có thể là của cư sĩ hoặc một cá nhân tăng ni nào đó cúng dường, đôi lúc đó chỉ là một miếng vải lượm từ chỗ bất tịnh và đã được giặt sạch, nhưng quan trọng là không thể nằm trong các trường hợp sau: Y hay vải do mình gợi ý cho thí chủ (animittakena), do mình trực tiếp đề nghị (aparikathākatena), y hay vải tạm mượn để sau tăng sự phải trả lại (akukku-katena), vải chưa được chuẩn bị đúng mức như giặt hay nhuộm màu để không thể sẳn sàng sử dụng sau tăng sự trong vòng một ngày, nghĩa là phải trải qua thời gian Cất Giữ (asanni-dhikatena), y hay vải có được từ một tỷ kheo phạm Xả Ba Dật Đề (nissaggiya-cīvara). Tóm lại, y hay vải dùng trong tăng sự Kaṭhina phải được chuẩn bị đàng hoàng (kappakata) để có thể sử dụng chậm lắm cũng một ngày sau đó. 

Có một số trường hợp tỷ kheo không thể là nhân tuyển thích hợp cho việc thọ y Kaṭhina, như đương sự không biết gì về những việc phaûi làm trước khi thọ y (pubbakaraṇa), không biết làm gì với y cũ (pac-cuddhāra), không biết cách chú nguyện y mới (adhiṭṭhāna), không biết thế nào là làm hỏng quả báo tăng y Kaṭhina (uddhāra), không biết những ràng buộc về y và trú xứ liên quan đến Kaṭhina (palibodha), không biết gì về năm đặc quyền của một vị thọ y Kathina (kaṭhi-nānisaṃsa).

Một tăng sự Kaṭhina có thể không thành tựu vì một trong các lý do sau:

- Vatthuvipanna: y hay vải trong lễ thọ y không hợp luật nghi (kappiya).

- Kālavipanna: Y hay vải Kaṭhina không được dâng kịp thời, một ngày sau đó cũng bị xem là quá trễ.

- Karanavipanna: Vải dâng Kaṭhina chưa kịp may thành một y nào trong ba y để có thể làm tăng sự Kaṭhina. 

Vị tỷ kheo thọ y có thể bị mất năm đặc quyền hậu tăng y trong một số trường hợp, xin xem chữ Kaṭhina-uddhāra. 

Kaṭhina-attharana: Thuật ngữ chỉ chung việc tỷ kheo may và thọ y Kaṭhina. Nghĩa đen là Trải Vải (hay y) Lên Khung May. 

Kaṭhina-uddhāra: Nghĩa nôm na là trường hợp ý nghĩa hay quả báo tăng y bị hỏng, do các nguyên nhân sau:

- Pakkamantikā: Tỷ kheo rời chỗ vừa an cư để tìm thêm y và không có ý quay về nữa.

- Niṭṭhānantikā: Tỷ kheo lúc ra đi tìm y có ý quay về, nhưng sau đó không về được.

- Sanniṭṭhānantika: Tỷ kheo lúc đi tìm y không có ý về lại, và sau đó cũng không quay lui.

- Nāsanantikā: Ngay sau lễ Kaṭhina, tỷ kheo cố ý đi tìm một lá y ngoài y Kaṭhina và không quay về trú xứ nữa, ý nghĩa tăng y của lá y vừa thọ cũng tự mất.

- Sāvanantikā: Tỷ kheo rời trú xứ để tìm y ngoài y Kaṭhina với ý sẽ quay lại, nhưng sau đó chưa về đến nơi thì tăng chúng đã tuyên bố đương sự không còn được hưởng các đặc quyền Kaṭhina nữa.

- Āsāvacchedikā: Tỷ kheo rời trú xứ để tìm y, nhưng không tìm được.

- Sīmātikkantikā: Chỉ cần rời khỏi chỗ nhập hạ quá một ngày sau lễ Kaṭhina, tỷ kheo đã làm hỏng ý nghĩa tăng y.

- Sahubbhāra: Tỷ kheo có đi và có về trong một ngày, nhưng tự ý nhường lại cho vị khác được hưởng quả báo tăng y.

Cũng có trường hợp tăng chúng xét lại rồi thay đổi nhân tuyển được hưởng quả báo tăng y bằng hai bận tuyên ngôn, thuật ngữ gọi trường hợp này là Antarā-ubbhāra (thay ngựa giữa dòng). 

Kaṭhina-ubbhāra = Kaṭhina-uddhāra. 

Kaṭhinadussa: Vải được chuẩn bị để may y Kaṭhina. Xem chữ Kaṭhina. 

Kaṭhinapalibodha: Những ràng buộc của tỷ kheo thọ y Kaṭhina, gồm hai việc: Có đi đâu cũng phải quay về nơi mình vừa thọ y hôm trước và phải may xong một trong ba y ngay trong ngày nhận vải Kaṭhina. 

Kaṭhinamaṇḍapa = Kaṭhi-nasālā.

Kaṭhinarajju: Sợi dây ràng trên khung vải may y Kaṭhina. 

Kaṭhinasālā: Căn phòng được chọn làm nơi may y Kaṭhina, nhưng không thể là nơi cử hành tăng sự thọ y. 

Kaṇṭhasuttaka: Một loại dây chuyền đeo cổ. 

Kaṇḍaracchinna: Người đã bị cắt nhượng chân, gân chân bị cắt. Không được thọ đại giới. 

Kaṇḍupaticchādi: Y rịt ghẻ, tấm vải dùng quấn bó những chỗ lở lói hay trầy sướt do các bệnh ngoài da. Là một trong chín loại y tỷ kheo được phép dùng. 

Kaṇḍūsaka: Dấu mực tạm thời trên mảnh vải đang may y, đức Phật dạy nên làm vậy để khi may xong tấm y vẫn được giữ sạch. Các thợ may thời nay vẫn dùng một loại phấn màu (sờ như sáp) để đánh dấu vải may, vết mực này sau đó có thể tự mất sau một lần giặt. 

Kaṇṇacchinna: Người đã bị cắt mất vành tai, không được thọ đại giới. 

Kaṇṇanāsacchinna: Người bị xẻo mất cả tai và mũi, không được thọ đại giới. 

Kaṇṇamalaharaṇī: Đồ ráy tai nói chung. Tăng ni được phép dùng nhưng cấm sử dụng các vật liệu quý như vàng bạc. 

Kaṇṇasuttaka: Những sợi dây căng y sau khi nhuộm, bằng cách cột vào bốn góc của lá y. 

Kataka: Bàn chải chà chân có hình dáng cầu kỳ (chẳng hạn hình hạt sen úp). Tỷ kheo không được phép dùng.

Kadalīmigapavarapaccat-tharana: Một loại khăn trải giường làm bằng da nai, thường được may cặp với vải trắng. Tỷ kheo không được dùng.

Kapisīsaka: Lổ chốt cửa. 

Kappiyakāraka: Những cư sĩ chuyên lo việc chuẩn hóa các món vật dụng hay thực phẩm để chư tỷ kheo có thể dùng (chẳng hạn lấy ra các hột từ trái cây hoặc dùng dao tạo một vết cắt tượng trưng). 

Kappiyabhūmi: Nhà kho hay phòng chứa dành cất giữ các món thực phẩm hay thuốc men được dâng chung tăng chúng. Trong nguyên tác Anh ngữ có kể rõ các loại nhà kho ở tự viện. Nhưng kể gọn thì gồm hai loại nhà kho chuyên dụng và nhà kho do tăng chúng tạm thời chỉ định. 

Kabalikā: Một loại thuốc dán làm từ bột, dùng dán lên các vết thương. 

Kambala: Hán dịch là Mao Chức Y, chỉ chung các loại chăn mền bằng len. Tỷ kheo được phép dùng. 

Kamma: Tên gọi chung các tăng sự. 

Karakaṭaka: Bộ phận quay hay kéo gàu được gắn trên các giếng nước. Tỷ kheo được phép dùng. 

Kalābuka: Loại thắt lưng có nhiều cọng, tỷ kheo bị cấm dùng. 

Kalimbaka = Kalimbhaka: Bất cứ vật gì được dùng để làm dấu trên mảnh vải đang may, đôi khi là một cọng lá dừa. 

Kavāṭa: Cánh cửa. 

Kasāvodaka: Chỉ chung các loại thuốc nước dùng rữa vết thương. 

Kasāvabhesajja: Thuốc giúp se mặt vết thương, thường làm từ cây cỏ. 

Kasāhata: Người bị hình phạt đánh đòn (person has been flogged), không được thọ đại giới. 

Kākuḍḍepaka: Khu Ô Sa Di, cậu bé xuất gia ở lứa tuổi đủ khôn có thể xua đuổi được một bầy quạ. 

Kāṇa: Người bị chột mắt, không thể thọ đại giới. 

Kāyūra = Keyūra: Loại vòng trang sức được đeo bên trên cùi chỏ. 

Kāyabandhana: Dây thắt lưng của tỷ kheo, để giữ chặt y nội. Theo luật định, thắt lưng này chỉ được đơn giản là một sợi dây buộc, nhìn như đuôi con heo (sūkarantaka), không được cầu kỳ hay màu mè. 

Kārabhedaka(cora): Tội nhân vượt ngục, không được thọ đại giới.

Kālacīvara: Y hay vải may y nhận được trong mùa tăng y Kaṭhina, suốt một tháng sau ngày Tự Tứ. 

Kāsāya = Kāsāva: Nghĩa đen là tấm vải màu dà, một màu phổ biến được các du sĩ khất thực ở Ấn Độ xưa sử dụng. Về sau đức Phật đã dùng chữ này để gọi chung y áo của tăng ni đệ tử Ngài. Đây là chữ gốc để phiên âm ra chữ Ca-sa. 

Kiccādhikaraṇa: Xem chữ Adhikaraṇa. 

Kiṇṇa: Dầu để bôi trơn kim may và cũng để chống sét gỉ.

Kiriyatosamuṭṭhitā-āpatti: Tội Tức Phạm. Chỉ các tội bị xem là phạm lập tức ngay lúc hành động hoàn tất, không thông qua một giai đoạn nào khác. Như tội Ba La Di. 

Kiriyākiriyatosamuṭṭhitā-āpatti: Từ chỉ chung các tội trong Luật tạng. 

Kukkusa: Cám gạo đỏ. Ni chúng được dùng trong lúc tắm rữa. 

Kuṭī: Ni am, tăng liêu, tịnh thất nói chung. Tăng ni muốn làm trú xứ phải thỉnh ý tập thể, không được tùy tiện. 

Kuṭhārī: Búa, rìu nói chung. 

Kuṇī: Người bị dị tật ở chân tay (Theo Samantapās. trang 1085: Kuṇīti hattha-kuṇī và pādakuṇī và aṅgu-likuṇī và. Yassa etesu hat-thādīsu yaṃ kiñci vaṅkaṃ paññāyati so kuṇī nāma), không được thọ đại giới. Nếu đã dĩ lỡ thì giới phẩm vẫn thành tựu nhưng thầy tế độ và yết-ma sư phạm tội Tác Ác. 

Kuttaka: Thảm hay khăn trải cỡ lớn được làm bằng len. Tăng ni không được dùng. Chữ này cũng có nghĩa là kẻ dối trá, giả hiệu, đội lốt. 

Kudāla = Kuddāla: Cây cuốc (nông cụ).

Kumbhakārikakuṭikā: Kiểu nhà đúc bằng đất nung liền khối (trước hết được đắp bằng đất thó rồi sau đó chất củi nung chín theo cách làm đồ gốm). Tăng ni không được sử dụng am thất loại này. Tội Tác Ác. 

Kuruvindakasuttī: Loại bột tắm làm từ đá xay nát và được đánh sợi để dùng kỳ cọ lúc tắm. Tăng ni không được dùng. 

Kulaṇkapādaka: Cột chống tường, tăng ni được phép dùng. 

Kuladūsaka: Từ gọi những tăng ni có hành vi khiến cư sĩ mất niềm tin. 

Kuladūsana: Chỉ chung những việc tà mạng để kiếm sống, bằng các hình thức không hợp luật, khiến cư sĩ mất niềm tin nơi Tam Bảo. Nếu được tăng ni khuyên can qua ba lần vẫn không sửa đổi, đương sự phạm tội Tăng Tàn. 

Kuḷīrapādakapītha, mañca: Ghế hay giường bằng gỗ có chạm trổ bên dưới. tỷ kheo được phép sử dụng. 

Kulūpaka: Từ gọi vị tỷ kheo thân thiết của một gia đình nào đó, ở möùc độ hợp luật.

Kulūpikā: Tỷ kheo ni được sự ái kính đặc biệt của gia đình cư sĩ nào đó. 

Kusacīra: Y áo làm bằng cỏ Kusa, ngoại đạo vẫn dùng, nhưng tỷ kheo không được phép. 

Kusapāta: Việc rút thăm để xem tỷ kheo nào sẽ được nhận món cúng dường, trong trường hợp người đông vật ít hay giá trị các món chênh lệch nhau. 

Kusi: Đường biên ngoài cùng trên lá y. 

Kesakambala: Chăn mền làm bằng tóc người, tỷ kheo không được sử dụng. 

Koccha: Ghế ngồi làm bằng cọng thảo mộc, hình dáng như cái trống. Tỷ kheo được dùng. Chữ này cũng chỉ chung cho loại lược hay bàn chải làm bằng cỏ sắc. Tỷ kheo không được dùng. 

Kojava: Tấm trải hay thảm có lông dài, tỷ kheo được phép dùng.

Koṭṭhaka: Cánh cổng có mái vòm bên trên, chùa Kỳ Viên của ông Cấp Cô Độc xưa đã xây cổng này.

Chữ này cũng để gọi kho chứa đồ trong chùa. 

Koseyya: Thảm hay tấm trải bằng lụa có thêu chỉ vàng. Tăng ni không được sử dụng. Chữ này còn nghĩa thứ hai là vải lụa (silken cloth), tăng ni được phép dùng. 

Koseyyapavara: Một loại áo khoát bằng lụa, tỷ kheo được phép dùng.

*

[Kh]

Khajja = Khādanīya. 

Khajjabhājaka: Vị tỷ kheo có trách nhiệm phân phối thức ăn trong tăng chúng, phải được đề cử bằng hai bận tuyên ngôn.

Khañja: Người què chân, không được phép thọ đại giới. Nhưng nếu đã dĩ lỡ, thì giới phẩm của đương sự vẫn thành tựu, có điều thầy tổ phải bị Tác Ác. 

Khandharajana: Thuốc nhuộm y làm từ vỏ cây.

Khamāpanā: Lời sám hối, sự xin lỗi. 

Khambhataka: Thế đứng hay ngồi chống nạnh. Tăng ni không được như vậy khi vào khu dân cư. Tội Tác Ác. 

Khādanīya: Chỉ chung mười hai loại thực phẩm sau: Mūlakhādanīya (làm từ gốc cây), Kandakhāda-nīya (từ củ thảo mộc), Mulālakhādanīya (từ rễ thảo mộc), Matthakakhādanīya (từ đọt non), Khandhakhādanīya (từ thân thảo mộc, như mía), tacakhādanīya (từ cọng, nhành thảo mộc), Pattakhādanīya (từ lá cây), Pupphakhādanīya (từ bông hoa), Phalakhādanīya (từ trái), Atthikhādanīya (từ hột), Piṭṭhakhādanīya (từ bột thực vật), Niyyāsa-khādanīya (từ nhựa cây). Xem thêm chữ Bhojana hay Bhojanīya. 

Khiyyanaka: Lối nói sĩ nhục hay mỉa mai một cách bóng gió. Tăng ni mỉa mai bóng gió bạn tu thì phạm tội Ba Dật Đề. 

Khujja: Người gù, người bị tật khòm lưng. Hạng này không được thọ đại giới, nhưng trong trường hợp dĩ lỡ thì giới phẩm vẫn thành tựu, chỉ riêng thầy tổ thì phạm Tác Ác. 

Khurasilā: Đá mài dao, tỷ kheo được phép dùng.

Khurasipāṭikā: Hộp hay túi đựng dao cạo, tỷ kheo đưọc dùng. 

Kheḷamallaka: Cái ống nhổ, tỷ kheo được phép dùng.

Khoma: Loại vải làm từ vỏ cây, như vải gai chẳng hạn. Tỷ kheo dùng được.

*

[G]

Gaṇa: Thuật ngữ chỉ số lượng tỷ kheo dưới bốn vị, trừ trường hợp trong lễ Tự Tứ (vì nếu trừ ra vị tuyên ngôn số còn lại cũng chỉ có 3). Chữ này có lúc mang nghĩa Hội Đồng, Cộng Đồng, Đại Chúng, Xã Hội. Giáo hội ni bộ thỉnh thoảng cũng được gọi bằng chữ này. 

Gaṇa-uposatha: Lễ Bố Tát chỉ có hai hoặc ba tỷ kheo. 

Gaṇa-pavāraṇā: Lễ Tự Tứ có bốn vị trở xuống, năm vi trở lên phải dùng chữ Sangha thay thế Gaṇa. 

Gaṇabhojana: Bữa cơm cúng dường có được từ sự gợi ý hay kêu gọi của tỷ kheo nào đó cho một nhóm kể luôn mình. Kiểu trai đàn này không đúng luật. Đức Phật chỉ cho phép trong một số trường hợp như lúc bệnh (gilāna-samaya), mùa dâng y (cīvaradāna-samaya), lúc may y (cīvarakāra-samaya), trên những chuyến du hành xa (addhā-nagamana-samaya), lúc đi đường thủy (nāvābhirulha-samaya), lúc tăng chúng có việc tụ hội đông đảo và gặp khó khăn về thực phẩm (mahā-samaya), lúc được các tu sĩ ngoại giáo mời thỉnh (samaṇabhatta-samaya).

Ganthika = Ganthī: Nút gài nằm ở góc y vai trái hay Tăng Già Lê, để giữ y không sút tuột. Có thể nhìn thấy loại nút này trên y áo được may từ các xứ Thái Lan và Miến Điện. 

Ganthiphalaka: Chỗ cài nút trên y, xem chữ trên. 

Gandhabbahatthaka: Loại bàn chải có hình dáng bàn tay, dùng trong lúc tắm rữa.Tỷ kheo không được phép dùng. 

Gamikavatta: Những bổn phận của một tỷ kheo sắp rời trú xứ để đi xa. Đại để gồm các việc an bày ổn thỏa những vật dụng vào chỗ an toàn, để ý những chỗ cần sửa chữa trong trú xá, báo tin cho huynh đệ biết mình sắp rời khỏi,.. 

Garukāpatti: Chỉ cho hai tội Ba La Di và Tăng Tàn, hai loại tội nghiêm trọng nhất của tỷ kheo. 

Galagaṇḍī: Người bị buớu cổ, không được thọ đại giới. Nếu đã dĩ lỡ, giới phẩm vẫn thành tựu, nhưng người tế độ bị tội Tác Ác. 

Gahapatikappiyabhūmi-kuṭi: Một trong bốn loại nhà kho được Phật cho phép để cất giữ vật dụng của chư tăng. 

Gāmantarakappa: Thặng Lộc, một trong các quan điểm giới luật do nhóm tỷ kheo Vajjī chủ trương, cho phép tỷ kheo sau khi dùng bữa xong có thể nhận thêm thực phẩm mới nếu được dâng cúng ở chỗ khác, ngoài địa điểm (làng, phố) vừa thọ thực xong. 

Gāmasīmā: Loại Sīmā lấy làng hay phố làm ranh giới tạm thời, có thể dùng cho các loại tăng sự như Bố Tát, không cần đá làm mốc hay hai bận tuyên ngôn, nên được xếp vào Abaddhasīmā (chỉ chung những sīmā không cần đủ nghi thức). 

Giraggasamajjā: Một loại lễ hội dã ngoại, có ăn uống ca múa tập thể, thường được tổ chức ngoài trời, đặc biệt tận dụng địa thế núi đồi. Tăng ni không được tham dự, Tỷ kheo tội Tác Ác, tỷ kheo ni tội Ba Dật Đề. 

Gilānupatthaka: Tỷ kheo nuôi bệnh bạn tu. Đức Phật từng tán thán những tấm lòng như vậy: Yo bhikkhave gilānaṃ upaṭ-ṭhaheyya so maṃ upaṭṭhaheyya (này các tỷ kheo, vị nào chăm sóc bạn tu bị bệnh cũng là đang chăm sóc ta vậy)- Mahāvagga trang 317. 

Gihinivattha: Các loại thế phục thuộc hạ y nói chung (như quần, váy, xà-rông), tỷ kheo không được sử dụng. 

Gihipāruta: Các loại thế phục thuộc thượng y nói chung, như các thứ áo choàng khoát phổ biến trong xã hội. Tỷ kheo không được dùng. 

Gīveyyaka: Trong lá y vai trái của tỳ kheo có một chỗ khi đắp y luôn nằm sau cổ, từ này dùng gọi điểm ấy. 

Guṇaka: Chỗ vải được may dậm nhiều lớp chồng nhau cho cứng, chẳng hạn trên dây thắt lưng của tỷ kheo.

Guḷa: Loại bọt sệt nổi lên trên mặt nồi nấu đường mía, tỷ kheo dùng được. Nếu pha loãng với nước có thể uống buổi chiều. 

Guḷodaka: Loại nước uống pha bằng bọt đường mía.

Guhā: Hang động nói chung, một trong các loại trú xứ hợp luật của tỷ kheo.

Gūḷhakasalākaggāho: Phép bỏ thăm kín, trong trường hợp một hội chúng có ác tăng nhiều hơn chơn tăng. (Alajjisaññāya parisā-ya gūlhako salākaggāho kātabbo Samantapās. Trang 1278, Cul. Trang 184). 

Gerukaparikamma: Việc sơn đỏ vách nhà bằng vôi đỏ, hợp luật. 

Goghaṃsikā: Thanh tre hay gỗ dùng làm trục lăn lúc may y. 

Gonaka: Thảm lông dài, tỷ kheo có thể ngồi nhưng không thể nằm lên.

Gonisīdaka-kappiyabhūmi-kuti: Một trong bốn loại nhà kho hợp luật trong tự viện, không có rào che quanh. 

Gorasa: Chỉ chung các sản phẩm chế biến từ sữa, như bơ hay sữa đông, sữa chua ...

Golomika: Cách để râu mọc rậm dưới cằm, vẫn gọi là râu chòm. Tỷ kheo dĩ nhiên không được phép.

*

[Gh]

Ghaṭika: Bầu hay bình nhỏ.

Ghaṭikā: Chốt gài hay then cửa bằng gỗ, tỷ kheo được phép dùng.

Ghaṭikaṭāha: Tô chén bằng đất nung thường được dùng để ăn cơm hay uống nước, tỷ kheo không được dùng thay bình bát. 

Gharadinnakābādha: Chứng bệnh sinh ra từ việc uống nhầm thuốc kích dục, bộ Sớ Giải Samantapāsādikā giải thích là Vasīkaraṇapānakasamuṭṭhitaroga, bệnh sinh từ thức uống tăng lực của đàn ông. Trong trường hợp này, Luật Tạng (Mv.p.225) dạy tỷ kheo nên uống nước bùn giữa các luống cày để kềm chế sự phát tác. Xem chữ Sitāloḷi.

*

-ooOoo-

Ðầu trang | A-Gh | C-Ph | B-H
[Trở về trang Thư Mục]

last updated: 27-05-2006

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Giác Nguyên đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2006)